Mang thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên làm gì?
Mang thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên làm gì?

Những kiến thức mang thai theo từng tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất, sự thay đổi của cơ thể người mẹ cũng như lời khuyên ăn uống, thăm khám hay bổ sung dưỡng chất cho mẹ sẽ được liệt kê chi tiết trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy đọc tham khảo nhé!

Mang thai theo tuần 1 và tuần 2

Thai 1 đến 2 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 1 và 2 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 1 của thai kỳ. Tại sao lại gọi là tuần đầu tiên của thai kỳ nếu bạn thậm chí còn chưa mang thai?

Ngày rụng trứng chính xác sẽ khó xác định hơn ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể phụ nữ vài ngày trước khi trứng rụng. Tương tự như vậy, trứng cũng có thể được giữ chờ đến 24 giờ tới khi tinh trùng tới.

Vì vậy, để tính thời điểm mang thai, hầu hết các bác sĩ đều sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng làm mốc bắt đầu của thai kỳ 40 tuần.

Cơ thể của mẹ khi mang thai ở tuần 1 và tuần 2

  • Nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường
  • Tăng chất nhầy cổ tử cung

Mang thai 1-2 tuần nên làm gì?

  • Bổ sung axit folic

Hãy bổ sung 400 microgam axit folic mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống axit folic trước khi mang thai mang lại lợi ích sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ và thai nhi, bao gồm giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ và sinh non.

  • Chuẩn bị đầy đủ thông tin trước khi thăm khám lần đầu

Để chuẩn bị cho lần khám thai lần đầu tiên, hãy ghi nhớ các phương pháp tránh thai đã sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt, danh sách các loại thuốc đang sử dụng, bất kỳ bệnh mãn tính nào đã hoặc đang mắc phải và tiền sử sức khỏe gia đình để nói rõ chi tiết cho bác sĩ sản khoa trực tiếp thăm khám.

  • Cố gắng thư giãn

Bạn có thể chọn bất kỳ hình thức thư giãn nào mà bạn thích, như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ…. để giữ tinh thần thoải mái nhất có thể cho thai kỳ.

  • Tìm hiểu các thông tin để thụ thai tốt nhất

Tìm hiểu tất cả các vấn đề như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế quan hệ, thời điểm rụng trứng để có thể mang thai tự nhiên thuận lợi.

  • Thận trọng với các loại thuốc uống

Cho dù bạn đang dùng thuốc theo toa hay thảo dược, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt về loại thuốc nào an toàn và loại nào có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi.

  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc

Không bao giờ là quá sớm (hoặc muộn) để loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc và khói thuốc làm giảm khả năng sinh sản một cách trầm trọng và có thể gây hại cho thai nhi, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và gây ra nhiều biến chứng thai kỳ như trứng làm tổ bất thường, bong nhau thai sớm, vỡ ối sớm, đẻ non.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Mang thai 3 tuần là bao nhiêu tháng?

Thời gian đầu, mang thai theo từng tuần không có nhiều khác biệt và nếu thai được 3 tuần tức là bạn vẫn đang ở tháng thứ 1 của thai kỳ. Đây là thời điểm để trứng đã được thụ tinh di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung. Khi hết tuần thứ 3, trứng sẽ tự làm tổ trong thành tử cung và phát triển trong 9 tháng tiếp theo.

Cơ thể của mẹ ở tuần thứ 3

  • HCG tăng
    Các tế bào của nhau thai mới phát triển bắt đầu tạo ra gonadotropin màng đệm ở người (HCG).

HCG tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên trước khi giảm xuống trong giai đoạn thai kỳ thứ hai, cho thấy buồng trứng đã ngừng giải phóng trứng và kích hoạt sản xuất nhiều progesterone và estrogen – giữ cho lớp niêm mạc tử cung không rụng và hỗ trợ sự phát triển của nhau thai. Tất cả các hormone này đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ và gây ra một loạt các thay đổi toàn bộ cơ thể, điển hình là các triệu chứng như ốm nghén.

HCG còn xuất hiện trong nước tiểu và máu – giải thích cho việc tại sao khi thử thai bằng nước tiểu lại chuyển 2 vạch và bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu khi đi khám thai lần đầu tiên.

  • Thay đổi khướu giác

Nếu các chị em thấy khó chịu với một mùi hương mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai! Nguyên nhân do hormone estrogen và HCG phóng đại.

  • Các triệu chứng mang thai tuần thứ 3

  • Áp lực vùng bụng dưới

  • Lợm giọng

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 3?

  • Tăng cường chất sắt và vitamin C

Ăn nhiều vitamin C hơn sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, một chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tăng lượng máu.

Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong trái cây và rau quả như kiwi, xoài, dâu tây, dưa, ớt chuông, cà chua và măng tây. Sắt có thể được tìm thấy trong các sản phẩm đậu nành, thịt bò, thịt gia cầm và trái cây sấy khô.

  • Chọn thực phẩm giàu canxi

Canxi giúp mẹ và thai nhi đang phát triển xây dựng và duy trì xương chắc khỏe – ngoài ra nó còn cần thiết cho sức khỏe tim mạch, thần kinh và cơ bắp. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi trong khi mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ.

  • Ăn những bữa ăn lành mạnh

Mẹ hãy lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị và cố gắng ăn lành mạnh càng tốt, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rá, nội tạng, mỡ động vật.

  • Không tiếp xúc với hóa chất

Bất cứ loại thuốc hay hóa chất nào đều có thể gây hại cho thai nhi trong giai đoạn này nếu mẹ tiếp xúc.

  • Bổ sung chất lỏng thường xuyên

Mẹ có thể bắt đầu ốm nghén. Dù mẹ nghén hay không thì việc bổ sung chất lỏng (nước trái cây, nước lọc…) thường xuyên sẽ rất tốt cho mẹ khi mang thai.

  • Bổ sung protein

Ăn ba phần protein mỗi ngày để giúp thúc đẩy mô mới cho thai nhi. Các nguồn protein tuyệt vời bao gồm trứng, cá, sữa và các loại đậu.

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!