Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên theo mẫu mới nhất
Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên theo mẫu mới nhất

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên – một giấy tờ quan trọng không thể thiếu cho tân sinh viên khi nhập học. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ cảm thấy lúng túng và không biết cách điền vào mẫu sơ yếu lý lịch này. Hãy cùng tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới.

So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc

Giống nhau

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc đều là giấy tờ khai báo các thông tin cá nhân bao gồm: họ tên, ngày/tháng/năm sinh, hộ khẩu thường trú, tên tuổi của bố mẹ, thông tin liên hệ (số điện thoại, email). Cả hai cần được dán ảnh chân dung vào góc trên bên trái, có đóng dấu giáp lai vào ảnh. Về bố cục, cả hai đều bao gồm thông tin cá nhân, thành phần gia đình, xuất thân gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ, và nhiều thông tin khác.

Khác nhau

Đối với sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:

  • Thông tin khai báo hẹp hơn so với sơ yếu lý lịch xin việc. Các bạn tân sinh viên mới trải qua kỳ thi và trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và chỉ cần khai vào quá trình học tập ở cấp 2, không có kinh nghiệm làm việc.
  • Cần nêu rõ các thông tin quan trọng mà trong sơ yếu lý lịch xin việc không có, bao gồm: số ký hiệu trường, số báo danh, kết quả học tập ở lớp cuối cấp (THPT, THBT, TCCN, THN), khu vực tuyển sinh, ngành học, điểm trúng tuyển, điểm thưởng, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp.

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu?

Rất nhiều bạn học sinh mới trúng tuyển muốn biết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu. Hồ sơ sinh viên có thể được mua tại các hiệu sách hoặc cửa hàng tạp hóa với giá rất rẻ, chỉ từ 5-7 ngàn đồng/bộ.

Tải ngay mẫu tham khảo

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch của học sinh sinh viên bao gồm 4 trang. Hãy điền đầy đủ các thông tin vào các mục trong mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên.

Trang bìa ngoài – Lý lịch học sinh sinh viên

Trang bìa sơ yếu học sinh sinh viên

  • Họ và tên: Viết in hoa có dấu
  • Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin
  • Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ nhà theo Sổ hộ khẩu
  • Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Điền tên bố hoặc mẹ kèm theo địa chỉ liên lạc
  • Điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại của mình hoặc của gia đình

Trang 2 – Bản thân học sinh, sinh viên

Cách ghi bản thân học sinh sinh viên trong sơ yếu lý lịch

  • Họ và tên: Viết in hoa, có dấu
  • Ngày tháng và năm sinh: Ghi 2 số cuối của năm sinh
  • Dân tộc: Ghi 1 nếu là dân tộc Kinh, 0 nếu là dân tộc khác
  • Tôn giáo: Ghi tôn giáo nếu có, nếu không ghi “Không”
  • Thành phần xuất thân: Ghi 1 nếu là công nhân viên chức, 2 nếu là nông dân, 3 nếu là khác
  • Đối tượng dự thi: Ghi đối tượng dự thi nếu có, nếu không thì bỏ trống
  • Ký hiệu trường: Viết mã trường chuẩn bị nhập học vào
  • Số báo danh: Ghi số báo danh kỳ thi tuyển Đại học, Cao đẳng
  • Kết quả học lớp cuối cấp: Ghi kết quả học tập lớp 12, xếp loại về học tập, hạnh kiểm, và tốt nghiệp
  • Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn
  • Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên, nếu chưa có thì để trống
  • Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”
  • Giới tính: Ghi 0 nếu là nam, 1 nếu là nữ
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu
  • Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi
  • Ngành học: Ghi rõ tên ngành và mã ngành
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi tổng điểm 3 môn thi và điểm của từng môn
  • Điểm thưởng: Ghi điểm thưởng nếu có, nếu không thì bỏ trống
  • Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Ghi rõ nếu có, nếu không thì bỏ trống
  • Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm tốt nghiệp THPT

Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình

Cách khai thành phần gia đình hssv trong sơ yếu tự thuật

  • Tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú của cha và mẹ
  • Hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội của cha và mẹ
  • Thông tin về vợ hoặc chồng nếu có

Phần cuối trang 4: Xác nhận

Phần xác nhận trong syll hssv

  • Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của anh, chị, em ruột
  • Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên, và chữ ký của cha mẹ
  • Ký tên của thí sinh

Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, bạn chỉ cần đến cơ quan, chính quyền địa phương tại phường/xã nơi bạn đang cư trú để công chứng sơ yếu lý lịch.

Chúc các bạn tân sinh viên thành công và may mắn!

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!