Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm lý thuyết cơ bản kèm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 bài 37 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức được học trong bài hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Lý thuyết Địa lý 8 bài 37

1. Đặc điểm chung

– Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

– Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

– Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.

3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.

– Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

– Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…

– Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

– Các hệ sinh thái nông nghiệp

B. Giải bài tập Địa 8 bài 37

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
  • Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam

C. Trắc nghiệm Địa lý 8 bài 37

Câu 1: Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

A. Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

B. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

C. Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

D. Cả 3 đặc điểm chung.

Câu 2: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện

A. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

B. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

C. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

D. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Câu 3: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố

A. Rộng khắp trên cả nước.

B. Vùng đồi núi

C. Vùng đồng bằng

D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo

Câu 4: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật

A. Lúa, hoa màu, cây ăn quả, …

B. Chè, táo, mận,lê,…

C. Sú, vẹt, đước, …

D. Rừng tre, nứa, hồi, lim, …

Câu 5: Hệ sinh thái rừng thưa rụng phân bố

A. Hoàng Liên Sơn

B. Việt Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 6: Hệ sinh thái ôn đới núi cao phân bố

A. Hoàng Liên Sơn

B. Đông Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 7: Vườn quốc gia Cát Bà phân bố ở tỉnh

A. Quang Ninh

B. Hải Phòng

C. Thái Bình

D. Nam Định

Câu 8: Các vườn quốc gia có giá trị:

A. Giá trị kinh tế: Lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thục phẩm….

B. Phòng chống thiên tai: bão, lũ hụt, lũ,..

C. Bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.

D. Cải tạo đất.

Câu 9: Hệ sinh thái nông nghiệp phân bố

A. Vùng đồi núi

B. Vùng đồng bằng.

C. Vùng ven biển

D. Rộng khắp, ngày càng mở rộng.

Câu 10: Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam

A. Ba Vì

B. Cúc Phương

C. Bạch Mã

D. Tràm Chim

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!