GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam tham gia báo cáo khoa học và làm Chủ tọa tại Hội nghị khoa học Sinh lý học toàn quốc lần thứ XVI ngày 12/08/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
Giấc ngủ là một quá trình rất phức tạp bao gồm nhiều cơ chế và không đơn thuần là chỉ nhắm mắt và đi vào giấc mơ. Về cơ bản, khi ngủ, bộ não đang ở trạng thái nghỉ ngơi và cơ thể tạo ra trạng thái vô thức tích cực, chủ yếu phản ứng với các kích thích bên trong. Chức năng chính xác của giấc ngủ cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các lý thuyết trước đây được đưa ra bao gồm lý thuyết không hoạt động, lý thuyết bảo tồn năng lượng, lý thuyết phục hồi và lý thuyết về tính khả biến của não là một số lý thuyết nổi tiếng đã nghiên cứu về não bộ và cố gắng giải thích lý do tại sao cơ thể sống cần phải ngủ.
Thật vậy, lý thuyết về sự không hoạt động dựa trên ý tưởng về áp lực tiến hóa, theo đó những sinh vật không hoạt động vào ban đêm có nguy cơ tử vong do bị săn mồi hoặc thương tích trong bóng tối thấp hơn, tạo ra lợi thế về mặt tiến hóa và sinh sản. Tuy nhiên, theo lý thuyết bảo tồn năng lượng cho rằng mục đích chính của giấc ngủ là giảm nhu cầu năng lượng của mỗi cá thể đã tiêu hao trong suốt cả ngày. Xu hướng tự nhiên của cơ thể là giảm quá trình trao đổi chất trong khi ngủ đã củng cố lý thuyết này. Lý thuyết phục hồi cho rằng giấc ngủ cho phép cơ thể bổ sung và sửa chữa các yếu tố tế bào cần thiết cho các quá trình sinh học bị cạn kiệt trong một ngày phải luôn ở trạng thái thức. Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm sửa chữa cơ bắp, phát triển mô tế bào, tổng hợp protein và giải phóng nhiều hormone quan trọng cho sự phát triển, diễn ra chủ yếu trong khi ngủ. Tuy nhiên, lý thuyết về tính linh hoạt của não nhấn mạnh đế việc giấc ngủ rất cần thiết cho sự phát triển và tổ chức lại cấu trúc và chức năng của não. Do vậy, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh cần ngủ hơn mười tiếng mỗi ngày.
Đối với sinh lý con người, giấc ngủ là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn ngủ với chuyển động mắt không nhanh (NREM) và giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) thường được sử dụng để phân loại quá trình này, xảy ra trong 4-5 chu kỳ mỗi đêm. Chu kỳ giấc ngủ NREM gồm ba giai đoạn tượng trưng cho khoảng thời gian giữa tỉnh táo, buồn ngủ và ngủ sâu. Chuyển động mắt nhanh, không đều trong giấc ngủ REM đi kèm với mất trương lực cơ tự chủ. Thông qua việc sử dụng đa ký giấc ngủ, một thăm dò đa phương thức giúp đánh giá sóng điện não, cùng với các hoạt động của mắt và vận động, các giai đoạn của giấc ngủ và các rối loạn liên quan được chẩn đoán. Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là những rối loạn không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, trong khi rối loạn giấc ngủ thứ phát có thể do các bệnh lý nền hoặc do một số loại thuốc gây ra.
GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ, Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục & Phát triển Nhân lực Việt Nam nhận chứng nhận Báo cáo viên và Chủ tọa tại Hội nghị khoa học Sinh lý học toàn quốc lần thứ XVI ngày 12/08/2023 tại TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
–
Tác giả: TS. Nguyễn Duy TháiPhó chủ tịch Liên Chi hội Y học cổ truyền – Y học Giấc ngủ Việt Nam
Nhấn vào liên kết này hoặc quét mã QR bên dưới để tải báo cáo tham luận.