Bạn có thể tìm thấy thành phần perfume trong mỹ phẩm sử dụng hàng ngày. Vậy tại sao nhiều sản phẩm lại có nước hoa trong mỹ phẩm? Da phản ứng với những mỹ phẩm nước hoa như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có chứa nước hoa trong thành phần. Nhưng không phải hầu hết đều là mỹ phẩm. Một số sản phẩm này được FDA quy định là mỹ phẩm, trong khi một số lại thuộc danh mục sản phẩm khác và được quy định khác nhau, tùy thuộc vào cách sử dụng.
1.Tại sao có thành phần perfume trong mỹ phẩm?
Hầu hết mọi người đều thích mỹ phẩm, bao gồm các sản phẩm chăm sóc da và tóc có mùi thơm. Các công ty mỹ phẩm đã tiến hành nghiên cứu và xác định được tầm quan trọng của một sản phẩm có mùi thơm sẽ tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như thế nào, cũng như trải nghiệm sử dụng sản phẩm tại nhà của khách hàng.
Một nguyên nhân khác khiến các nhà sản xuất đưa nước hoa trong mỹ phẩm, đó là có rất nhiều mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên sẽ không mang lại mùi thơm nếu không có sự trợ giúp của hương thơm.
Nước hoa được thêm vào với mục đích giúp che đi mùi khó chịu của sản phẩm chăm sóc da đã được đóng gói quá lâu trước khi sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm có các thành phần tự nhiên.
2. Cách nhận biết mỹ phẩm nước hoa và sản phẩm có chứa nước hoa nhưng không phải là mỹ phẩm
Theo định nghĩa của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỹ phẩm là một sản phẩm được dùng để thoa lên cơ thể nhằm mục đích trang điểm, làm sạch hoặc thay đổi diện mạo để tăng độ thu hút, trở nên hấp dẫn hơn nhưng cấu trúc và chức năng của cơ thể không thay đổi.
Theo định nghĩa này, nước hoa được quy định là mỹ phẩm bao gồm perfume, cologne (một loại nước hoa có mùi hương dễ chịu và dùng được trên da), aftershave (một loại chất lỏng có mùi hương dễ chịu được đàn ông sử dụng để bôi lên mặt sau khi cạo râu).
Ngoài ra, thành phần perfume trong mỹ phẩm còn có sữa tắm, dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng thể, kem cạo râu. Ngay cả một số sản phẩm được dán nhãn “không mùi” vẫn có thể chứa các thành phần tạo mùi thơm để che đi mùi khó chịu của các thành phần khác.
Tuy nhiên, một số sản phẩm cũng được thoa lên cơ thể và có mùi thơm nhưng lại nhằm mục đích chữa bệnh, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh tật, ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể. Các sản phẩm này được quy định là thuốc, hoặc đôi khi là cả mỹ phẩm và thuốc.