Trong thế giới kinh doanh, ông trùm Bill Gates từng hé lộ rằng bí quyết thành công của ông chỉ nằm trong hai chữ “Tập trung”. Điều này hoàn toàn trùng khớp với quan điểm của doanh nhân Lý Đông Sinh – CEO của Tập đoàn điện tử đa quốc gia TCL. Với tư cách là người điều hành tập đoàn, Lý Đông Sinh chỉ quan tâm đến một việc duy nhất: tập trung dẫn dắt thật tốt doanh nghiệp này, đồng thời dẫn dắt TCL ngày càng phát triển và mở rộng, trở thành một gã khổng lồ khó có thể đánh bại.
Hành trình từ một kỹ sư bình thường đến quản đốc xưởng của Lý Đông Sinh
Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Đông Sinh đã là một người say mê đọc sách. Sau khi đỗ vào Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, anh đã tập trung hơn vào việc học. Trong khoảng thời gian này, Lý Đông Sinh đã đặt tâm huyết vào việc nghiên cứu về vô tuyến truyền thanh. “Điện tử tương tự” và “phổ tần số vô tuyến” đã trở thành niềm đam mê của anh. Những nền tảng vững chắc này đã định hình sự nghiệp của Lý Đông Sinh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Lý Đông Sinh bắt đầu công việc đầu tiên là một thợ sửa chữa trong xưởng. Đồng thời, anh phải kiểm tra tất cả các máy móc trong xưởng mỗi ngày trước khi nghỉ làm. Nhờ thái độ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Lý Đông Sinh được chủ xưởng đánh giá cao và được thăng chức lên làm quản đốc xưởng.
Khi đó, TTK chủ yếu sản xuất băng cassette. Một lần, Lý Đông Sinh tham gia hội chợ thương mại ở Bắc Kinh và sử dụng những dải ruy băng đầy màu sắc cùng với đèn lồng để trang trí gian trưng bày. Chỉ với vài thao tác đơn giản, gian hàng của TTK trở nên nổi bật và thu hút khách hàng tới rất đông.
Không lâu sau, Lý Đông Sinh chuyển hướng sang thị trường nước ngoài. Để có thể nhận được một đơn đặt hàng từ một khách hàng Pháp, anh đã sẵn sàng uống liền 30 ly rượu và thành công giành về hợp đồng. Nhờ đó, sự nghiệp của TTK bắt đầu phát triển nhanh chóng. Không dừng lại ở chiến thắng, Lý Đông Sinh tiếp tục phát triển những sản phẩm mới và nhắm mục tiêu vào thị trường điện thoại.
Trở thành CEO của TCL và chiếm lĩnh thị trường đồ điện gia dụng
Vào thời điểm đó, điện thoại chưa phổ biến như hiện nay. Tuy nhiên, Lý Đông Sinh đã nhanh chóng nhận ra cơ hội này và quyết định chuyển công ty sản xuất sang điện thoại. Anh mua tất cả các loại điện thoại có trên thị trường, tháo rời chúng và nghiên cứu để khắc phục những khó khăn về kỹ thuật. Chỉ trong một năm, điện thoại TCL đã chính thức có mặt trên thị trường.
Ngay khi sản phẩm ra mắt, Lý Đông Sinh tập trung vào việc xây dựng mạng lưới bán hàng. Khi đến một thành phố, anh sẽ tìm đến 5-6 đại lý để hợp tác. Chính sách bán hàng của Lý Đông Sinh là “dùng thử trước, trả tiền sau” và nhiều hoạt động ưu đãi tại các trung tâm mua sắm. Nhờ các chính sách và chiến lược này, điện thoại TCL đã nhanh chóng trở thành sản phẩm ăn khách trên thị trường. Sau 3 năm, TCL trở thành công ty dẫn đầu thị trường điện thoại nội địa.
Lấy lại vinh quang từ đống tro tàn
Tuy nhiên, năm 2005, do phán đoán sai thị trường, cả hai công ty mà Lý Đông Sinh mua lại, gồm Thomson và Alcatel, đều thua lỗ nặng. Trong vòng 18 tháng, tổng lỗ của ông lên đến 260 triệu USD và ông rơi vào giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời. Forbes còn gọi ông là “một trong những ông chủ tồi nhất thế giới”.
Tuy vậy, Lý Đông Sinh không bỏ cuộc. Sau 7 tháng dành thời gian để suy nghĩ và “sống chậm”, ông quyết định làm lại từ đầu. Ông thu hẹp chiến lược và đóng cửa các nhà máy tại Pháp, đồng thời ngừng nghiên cứu các mảng kinh doanh máy tính mới để giảm thiểu lỗ. Bên cạnh đó, ông cải tổ nhân sự bên trong công ty bằng cách sa thải nhân viên kỳ cựu và thăng chức cho những nhân viên trẻ có tiềm năng.
Cuối cùng, Lý Đông Sinh tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật và đầu tư lớn vào China Star Optoelectronics Technology, cùng việc thành lập nhóm công nghệ màn hình tinh thể lỏng với 200 thành viên. Những biện pháp cải cách này nhanh chóng mang lại hiệu quả và giúp TCL chuyển từ lỗ thành lãi.
Vào năm 2014, khi ý tưởng “internet +” ngày càng phổ biến, Lý Đông Sinh cũng nắm bắt cơ hội này và thực hiện việc chuyển đổi quyền truy cập internet cũng như xây dựng chiến lược “sản phẩm + dịch vụ” và “thông minh + internet”. Tổng doanh thu của TCL vào năm 2017 đạt 16 tỷ USD. Từ đống tro tàn, Lý Đông Sinh đã trở thành tỷ phú và nói: “Cả đời này tôi chỉ kinh doanh và tập trung vào mỗi việc này thôi”.
Có thể nói, làm giàu không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là không bỏ cuộc hay gục ngã trước thất bại.