Mụn bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và có thể kéo dài trong nhiều năm sau đó, cho tới khi da bắt đầu lão hóa. Vậy tại sao mụn ở tuổi dậy thì lại phổ biến như vậy và có cách nào để ngăn chặn cũng như điều trị tình trạng này hay không?
Nguyên nhân hình thành mụn ở tuổi dậy thì
Mụn hình thành trên chính lỗ chân lông trên da. Ở trong mỗi nang lông đều có hệ thống tuyến bã nhờn, chịu trách nhiệm cung cấp lớp dầu tự nhiên để giữ ẩm và bảo vệ da. Tuyến bã nhờn bắt đầu hoạt động mạnh khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, lượng bã nhờn tiết ra có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn.
Một số người có tuyến bã nhờn có thể tiết ra lượng dầu nhiều hơn người khác và những người này cũng có nguy cơ bị mụn nhiều hơn. Những yếu tố như tế bào chết, tế bào keratin bị bong ra hàng ngày, trang điểm và đặc biệt là vi khuẩn là những điều có thể khiến cho lỗ chân lông bị bí bách và hình thành mụn, tương tự như cách mà bã nhờn gây bít tắc trong lỗ chân lông.
Mụn trứng cá thường bùng phát ở tuổi dậy thì
Những loại mụn ở tuổi dậy thì thường gặp
Tùy từng tình trạng da mỗi người mà mụn trứng cá có nhiều biểu hiện khác nhau. Đa số mọi người thường chỉ xuất hiện một ít mụn viêm và mụn đầu đen ở khu vực đổ dầu nhiều. Nhưng một số người gặp tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng có thể xuất hiện mụn trên toàn bộ khuôn mặt.
Những loại mụn thường gặp có thể kể đến:
- Mụn đầu đen: đây là loại mụn phổ biến nhất và cũng có thể coi là lành tính nhất. Mụn không gây ra sưng viêm và dễ dàng loại bỏ bằng cách nặn mụn.
- Mụn ẩn: Là loại mụn nằm sâu dưới da và cần phải thực hiện các thủ thuật như chích, rạch để loại bỏ nhân mụn.
- Mụn viêm: Mụn hình thành chủ yếu do sự hoạt động của vi khuẩn gây mụn, thường kèm theo sưng đỏ và đau nhức.
- Mụn mủ: Mụn bị lan rộng và hình thành mủ xung quanh nhân mụn.
- Ngoài ra, sợi bã nhờn, mụn đầu trắng hay mụn bọc cũng là các loại mụn có thể xuất hiện trên khuôn mặt ở những người mới bước vào lứa tuổi dậy thì.
Có rất nhiều loại mụn và mỗi loại cần có cách điều trị riêng
Những nguy cơ da có thể gặp phải từ mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh lý về da và nếu điều trị chậm trễ hoặc điều trị đúng cách thì những nốt mụn nhỏ bé đó có thể gây ra những biến chứng khủng khiếp cho khuôn mặt.
- Hoại tử: Nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, vết thương càng ngày càng lan rộng thì da dễ bị nhiễm trùng và hoại tử. Không ít người đã gặp tình trạng này khi tự ý nặn mụn không đúng cách.
- Sẹo: Sẹo rỗ sau mụn là tình trạng phổ biến và khoảng 90% những người bị mụn trứng cá không điều trị sớm đều bị sẹo rỗ trên da.
- Tăng sắc tố sau viêm: Da bị sạm đi, thâm là tình trạng đi liền với mụn trứng cá. Nếu bạn nặn mụn không đúng cách và không thực hiện các biện pháp bảo vệ da sau mụn thì tình trạng sạm da sẽ kéo dài.
- Mất tự tin,căng thẳng, trầm cảm: Ảnh hưởng của mụn không chỉ ở trên da mặt mà còn tác động rất nhiều tới tâm lý người bệnh.
Thuốc bôi là sản phẩm hầu như ai điều trị mụn cũng có
Cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Có nhiều cách xử lý mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, tùy vào tình trạng da và loại mụn. Để điều trị, bạn có thể sử dụng các phương pháp, từ thuốc uống, thuốc bôi, xâm lấn tới chiếu ánh sáng sinh học. Mỗi phương pháp sẽ hướng tới mục tiêu khác nhau và cách để đạt hiệu quả nhanh nhất là kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình trị liệu. Mục đích của các phương pháp điều trị mụn đều hướng tới mục đích:
- Sử dụng thuốc uống để kiểm soát lượng dầu thừa tiết ra
- Dùng thuốc bôi để hồi phục da, giảm viêm, hạn chế vết thâm và sẹo
- Loại bỏ nhân mụn, cải thiện tình trạng viêm bằng công nghệ cao
- Làm sạch da, tẩy da chết để làm thông thoáng lỗ chân lông, tránh bít tắc
- Chiếu đèn ánh sáng sinh học để kháng viêm, hỗ trợ hồi phục da
Nặn mụn không đúng cách có thể để lại biến chứng nghiêm trọng trên da
Ngoài ra giữ một chế độ sinh hoạt điều độ, không sử dụng các chất kích thích, ngủ sớm, ăn uống đủ chất cũng là cách để cải thiện và ngăn ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.