Khi chúng ta cười chứng tỏ chúng ta đang có chuyện rất vui vẻ, người xưa vẫn thường nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Đúng vậy, ngoài việc thể hiện cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc thì việc nở nụ cười cũng là cách để chúng ta nâng cao sức khỏe, lan tỏa điều tích cực cũng như củng cố các mối quan hệ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin cười nhiều có tốt không, tâm trạng vui vẻ có tác dụng gì, tác hại và dấu hiệu của căn bệnh nào khi cười quá nhiều.

Cười nhiều có tốt không?

Từ xưa tới nay, ông bà ta luôn quan niệm rằng việc cười nhiều, cười thường xuyên chính là cách để chúng ta có một tâm trạng cũng như một sức khỏe tốt hơn. Vậy, theo y học hiện đại thì việc cười nhiều có tốt không? Trong vài thập kỷ gần đây, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác động của tiếng cười đối với cơ thể, chúng có tác dụng như sau:

Tiếng cười giúp bạn sống lâu hơn: Với những bệnh nhân đang điều trị ung thư, tiếng cười thực sự giúp họ có thêm nghị lực nhiều hơn mỗi ngày. Một nghiên cứu cho thấy, với những người có khiếu hài hước, hay cười thường sống lâu hơn những người trong cuộc sống thiếu nụ cười.

Tiếng cười sẽ làm cơn giận của bạn nhanh biến mất: Tiếng cười giúp bạn có thể tiếp tục đối đầu mà không phải ôm hận hay cay đắng. Khi nhìn vào khía cạnh hài hước có thể đưa các vấn đề vào góc nhìn của chuyện đang xảy ra.

Tiếng cười sẽ đốt cháy calo: Một nghiên cứu cho thấy, khi cười trong 10 đến 15 phút mỗi ngày đủ để giảm 3 hoặc 4 cân trong suốt một năm, có thể sẽ đốt cháy được khoảng 40 calo.

Tiếng cười bảo vệ trái tim: Tiếng cười giúp bảo vệ bạn chống lại cơn đau tim và một số vấn đề tim mạch khác, cải thiện chức năng của mạch máu và tăng lưu lượng máu.

Tiếng cười kích hoạt việc giải phóng endorphin, hóa chất tự nhiên, giảm đau tạm thời, thúc đẩy cảm giác hạnh phúc tổng thể.

Tiếng cười tăng cường hệ thống miễn dịch: Tiếng cười giúp cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của bạn, giảm kích thích tố căng thẳng, kháng thể chống nhiễm trùng, tăng tế bào miễn dịch.

Tiếng cười giúp thư giãn toàn bộ cơ thể: Một tiếng cười vui vẻ, sảng khoái giúp cơ bắp của bạn được thư giãn trong tối đa 45 phút sau đó, làm giảm căng thẳng, giúp cơ bắp của bạn được thư giãn.

Sự đáp ứng miễn dịch: Tiếng cười có khả năng nâng cao mức độ kháng thể chống nhiễm trùng trong cơ thể và tăng mức độ tế bào miễn dịch.

Lượng đường trong máu: Tiếng cười có khả năng duy trì lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe người bị mắc bệnh tiểu đường.

Tâm trạng vui vẻ có tác dụng gì?

Từ trước tới nay, nụ cười được chúng ta xem như một phản ứng bản năng của cơ thể, đây chính là cách vô thức xử lý những điều hài hước và thú vị của cơ thể. Chúng ta thường quên mất đi việc mỉm cười sẽ giúp mang ảnh hưởng tích cực đến cho cuộc sống, chúng có thể trở thành một hành động có chủ ý tạo ra sự vui vẻ cho bản thân và nhiều người xung quanh. Vậy, tâm trạng vui vẻ có tác dụng gì?

Cười để trông trẻ trung hơn: Thay vì chọn đi thẩm mỹ căng da mặt tốn kém, hãy thử tươi cười thật nhiều, để giúp mình trẻ ra và vui hơn. Các cơ bắp chúng ta dùng để mỉm cười sẽ đồng thời nâng khuôn mặt lên, khiến người đang cười nhìn trẻ hơn. Vì vậy, nụ cười không khác gì “thần dược” giúp tăng sức hút, vừa giúp bạn trông trẻ trung, tươi mới hơn.

Cười giúp giảm huyết áp: Cười thật tươi chính là cách giúp huyết áp giảm và ổn định đáng kể.

Cười giúp tăng cường hệ miễn dịch: Một số nhà nghiên cứu lại tìm thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa sức khỏe, tuổi thọ và nụ cười. Các nghiên cứu khác làm sáng tỏ cách hành động mỉm cười giúp động viên tâm trạng của người cười và cả những người xung quanh. Ngoài ra, cơ thể cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn nhờ một số chất dẫn truyền thần kinh khi cười, vì thế mà các chức năng hệ miễn dịch được cải thiện. Do đó, nụ cười làm hệ miễn dịch của cơ thể người hoạt động hiệu quả hơn, do đó giúp bạn sống khỏe mạnh hơn.

Cười để cải thiện tâm trạng: Những chất hóa học tự nhiên khi cười tiết ra có thể nâng đỡ tinh thần, thư giãn các cơ bắp và làm giảm nỗi đau thể xác. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mỉm cười sẽ khiến cơ thể giải phóng hormone “serotonin” – chất dẫn truyền thần kinh mang đến cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn và “hormone “endorphin” – thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Cười để giảm stress: Dù không có tác dụng rõ rệt lên những căng thẳng kéo dài, nụ cười vẫn có thể đánh bay những khó chịu nho nhỏ trong ngày. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc mỉm cười có thể trở thành “liều thuốc giải” cho những tác nhân gây căng thẳng ngắn hạn, tạm thời. Stress hay sự căng thẳng sẽ có thể được nụ cười không chỉ xóa tan, giúp một ngày của bạn trở nên thư thái hơn.

Người cười nhiều là người như thế nào?

Người cười nhiều là người như thế nào? Người cả ngày cứ cười hề hà, chẳng cau có hay phàn nàn gì với ai, họ cứ thích cười. Chúng ta vẫn thường nghĩ người hay cười thật đáng ngưỡng mộ, tất cả mọi chuyện họ cũng đều có thể cười xuề xòa cho qua. Thực chất, những người hay cười luôn mang rất nhiều tâm sự và cô đơn. Họ có một tâm hồn quá mềm yếu, chỉ vì họ cải trang nụ cười ấy quá lâu khiến nhiều người không phát hiện ra nội tâm đau khổ trong đó. Bên ngoài họ luôn tỏ ra là người rất kiên cường, vì trong con mắt người khác, chẳng có việc gì làm mất đi nụ cười của họ cả. Và cứ thế, họ ép bản thân phải cười, vui thì phải cười, buồn càng phải cười, bực bội lại càng phải tươi cười.

“Người hay cười là người đau khổ nhất” bởi chẳng mấy ai hiểu được lòng họ, những suy nghĩ miên man của một bộ mặt đang cười lại ẩn giấu đằng sau đó là những nỗi thống khổ không lời. Ngoài ra, “Họ phải cười để nước mắt không rơi”. Họ suy nghĩ đơn giản, thích một cuộc sống tự do và cũng chẳng bao giờ thay đổi mục đích sống của mình vì bất kỳ một ai mà họ nhận thấy rằng không xứng đáng. Nhưng cũng chính vì thế, họ tự chuốc lại không ít khổ sở cho chính mình, với những người thích đùa, với những người cố tình hiểu lầm ẩn ý trong nụ cười của họ. Điểm yếu của những người hay cười chính là họ nghĩ cho người khác quá nhiều, họ đối xử với bạn bè người thân tốt hơn cả chính bản thân họ

Hay cười là bệnh gì?

Nụ cười chính là cách để biểu đạt cảm xúc của con người, đây chính là cách để họ thể hiện những cảm xúc mãn nguyện, bất ngờ, hạnh phúc, vui vẻ. Từ trước đến nay, nụ cười thường gắn liền với những cảm xúc tích cực, giúp con người giữ tinh thần tích cực và lạc quan. Tuy nhiên, cười nhiều, cười không thể kiểm soát cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về sức khỏe, vậy hay cười là bệnh gì?

Hội chứng trầm cảm cười: Người bị trầm cảm cười luôn cười nhiều để che đậy cảm giác trống rỗng, đau khổ và bi quan ở bên trong. Người mắc hội chứng này luôn có tinh thần vui vẻ, lạc quan và cười nhiều, khí sắc trầm buồn, bi quan nhưng tất cả đều được che đậy bằng nụ cười và biểu cảm vui vẻ.

Biểu hiện của bệnh động kinh thể cười: Người mắc chứng bệnh này thường cười nhiều, cười liên tục ngay cả khi không có lý do để cười. Động kinh thể cười phổ biến ở bé trai với các biểu hiện bất thường như bồn chồn, chép môi, lầm bầm,…

Hội chứng Angelman: Trẻ mắc hội chứng thiên thần thường có ngoại hình khác với những trẻ khỏe mạnh, khuôn miệng rộng, có tật đẩy lưỡi, lè lưỡi ra ngoài,béo phì, vẹo cột sống và dáng đi không tự nhiên, chậm phát triển, động kinh, tính cách vui vẻ, dễ kích động và cười không tự chủ.

Bệnh cười không tự chủ

Cười với cường độ mạnh và không thể kiểm soát là một trong các biểu hiện đặc trưng của chứng nhiễu loạn cảm xúc. Bệnh cười không tự chủ chính là bệnh nhiễu loạn cảm xúc: Tình trạng khóc, cười một cách bất thường khiến người mắc chứng này trở nên mệt mỏi, bối rối, căng thẳng và đôi khi có thể phát triển thành trầm cảm. Đây chính là một loại rối loạn tâm lý đặc trưng bởi tình trạng khóc, cười một cách đột ngột, cười không thể kiểm soát và không phù hợp với hoàn cảnh.

Thực hư việc cười nhiều dấu hiệu bệnh tâm thần

Người bệnh tâm thần thường gặp khó khăn hoặc thậm chí là không thể kiểm soát và làm chủ được hành vi, lời nói, cảm xúc của chính mình. Vậy, thực hư việc cười nhiều dấu hiệu bệnh tâm thần. Theo đánh giá của các chuyên gia thì tình trạng cười nhiều, cười không tự chủ có chính là những triệu chứng ban đầu của rối loạn tâm thần.

Trên đây là toàn bộ thông tin cười nhiều có tốt không, tâm trạng vui vẻ có tác dụng gì, tác hại và dấu hiệu của căn bệnh nào khi cười quá nhiều. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Ăn ổi nhiều có tốt không? Tác hại của ổi khi ăn quá nhiều

Đời Sống –

  • Ăn đu đủ chín nhiều có tốt không? Lưu ý khi ăn đu đủ chín

  • Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Tác hại khi dùng nhiều

  • Uống hoạt huyết dưỡng não có tốt không? Thời điểm uống phù hợp

  • Xì hơi nhiều có tốt không? Cách chữa bệnh xì hơi nhiều

  • Uống lá tía tô nhiều có tốt không? Thời điểm uống và tác hại

  • Ăn nhiều mận có tốt không? Đặc điểm, tác dụng và tác hại

  • Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không và cách uống

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!