1. Thông tin tổng quan về phiếu điều tra học sinh

1.1. Phiếu điều tra học sinh là gì?

Nói đến phiếu điều tra học sinh là tất cả chúng ta ai cũng hiểu rằng đối tượng sử dụng chính là nhà trường và học sinh. Tuy nhiên mấy người hiểu được phiếu điều tra thông tin học sinh là gì?

Hiểu đơn giản, phiếu điều tra học sinh là một trong những giấy tờ quan trọng do nhà trường thiết lập và đối tượng cần kê khai chính là các em học sinh.

Bạn biết đấy, bất kỳ nhà trường nào cũng có nhu cầu khai thác thông tin chi tiết từ học sinh của mình, chính vì vậy mẫu phiếu này có thể xuất hiện ở tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay đại học, cao đẳng.

Về cơ bản, mẫu phiếu này chứa thông tin không quá dài, hơn nữa cũng toàn là thông tin đơn giản cho nên tất cả các em học sinh đều có thể tự mình kê khai vào phiếu.

Chỉ trừ trường hợp học sinh nhỏ tuổi chưa biết viết chữ như học sinh mầm non thì nếu được phát phiếu thì phụ huynh sẽ thay con điền thông tin vào phiếu.

Như vậy, phiếu điều tra học sinh là gì bạn đã nắm rõ, nhưng bạn có biết nhà trường sử dụng mẫu phiếu này nhằm mục đích gì hay không?

1.2. Mục đích sử dụng của mẫu phiếu điều tra học sinh

Nếu con bạn sắp đến tuổi đi học hoặc sắp vào năm học mới vậy thì thông tin về phiếu điều tra học sinh khá quan trọng và cần thiết với bạn đấy nhé.

Trước khi tìm hiểu về nội dung cũng như cách viết, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về mục đích sử dụng của mẫu giấy này. Tránh trường hợp không hiểu rồi đặt câu hỏi cho nhà trường thì thật sự không hay chút nào.

Thực ra, mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh được lập ra với mục đích tìm hiểu thông tin học sinh.

Đối với học sinh mới vào cấp, nhà trường và giáo viên dường như chưa có bất cứ thông tin gì về học sinh. Việc làm phiếu điều tra sẽ giúp nhà trường hiểu rõ học sinh của mình từ năng lực, hạnh kiểm cho tới hoàn cảnh gia đình. Chính sự thấu hiểu này sẽ giúp cho các thầy cô đưa ra phương án dạy học phù hợp để cải thiện chất lượng học tập của các em.

Đối với học sinh lên lớp mới, mẫu điều tra thông tin do nhà trường cung cấp chính là một căn cứ quan trọng để không những nhà trường mà các thầy cô chủ nhiệm cũng hiểu rõ về học sinh của lớp mình hơn.

Từ việc nắm bắt chất lượng học năm cũ, nắm rõ các học sinh yếu kém hoặc xuất sắc, thầy cô chủ nhiệm sẽ có những kế hoạch thiết thực nhất để áp dụng cho lớp của mình. Các em học sinh yếu kém sẽ được dạy theo một chế độ đặc biệt để đẩy mạnh tinh thần cũng như gia tăng kết quả học tập của các môn học.

Nói chung, mỗi loại giấy tờ trước khi được lập ra đều đã được các cấp quản lý xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì vậy nếu bạn nhận được một mẫu phiếu điều tra thông tin từ thầy cô của mình thì hãy nhanh chóng hoàn thiện thông tin một cách chính xác nhất để được tạo cơ hội học tập tốt hơn nhé.

2. Tìm hiểu nội dung phiếu điều tra học sinh để điền thông tin chính xác

Mặc dù trong phiếu điều tra thông tin đã có những gợi ý rất chi tiết và cụ thể tuy nhiên không phải học sinh và phụ huynh nào cũng có thể kê khai một cách chuẩn xác. Tình trạng này xảy ra ở thực tế rất nhiều cho nên vieclam123.vn đã tổng hợp những thông tin hướng dẫn dành cho những ai chưa biết thì có thể tham khảo.

2.1. Phiếu điều tra học sinh gồm mấy phần?

“Phiếu điều tra thông tin học sinh gồm mấy phần? – Câu hỏi này không quá quan trọng khi mà trong tay bạn đã có sẵn mẫu phiếu điều tra mà nhà trường cung cấp. Tuy nhiên nó sẽ là thắc mắc lớn dành cho những học sinh không được phát mẫu sẵn mà vẫn phải lập phiếu điều tra và gửi cho nhà trường.

Không quá khác biệt so với những mẫu giấy tờ khác, phiếu điều tra thông tin được cấu tạo từ 3 phần chính là mở đầu, nội dung và phần kết. Đây là kết cấu chung được sử dụng cho hầu hết các văn bản hành chính nói chung và các giấy tờ được lưu trữ trong nhà trường nói riêng.

Dựa vào bố cục đơn giản như trên bạn có thể dễ dàng đưa ra một form chuẩn để kê khai nếu như được yêu cầu. Tuy nhiên trường hợp phải tự lập phiếu thường xảy ra ở các cấp như cao đẳng, đại học. Còn lại các cấp phổ thông thì sẽ do nhà trường cấp mẫu sẵn.

Biết rõ bố cục điều tra thông tin học sinh là chưa đủ, để có được nội dung chuẩn không cần chỉnh thì học sinh và quý phụ huynh phải nắm rõ cách điền thông tin đối với từng phần danh mục gợi ý. Tránh nhầm lẫn các thông tin với nhau khiến cho bản kê khai không đạt theo yêu cầu.

Để đảm bảo một nội dung chính xác, hãy cùng tôi theo dõi những hướng dẫn chi tiết được trình bày bên dưới.

2.2. Cách kê khai thông tin chi tiết trong phiếu điều tra học sinh

Không chỉ học sinh, nhà trường còn có nhu cầu khai thác thông tin của gia đình học sinh. Hoàn cảnh gia đình cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh, chính vì vậy đây là thông tin quan trọng mà học sinh và phụ huynh phải kê khai đầy đủ.

Trong phiếu điều tra học sinh thường sẽ có 2 phần tách biệt đó là Thông tin về học sinh và các Thông tin về nhân thân của học sinh. Bạn sẽ điền thông tin vào từng phần như thế nào, theo dõi nội dung bên dưới để nắm rõ bí quyết nhé.

2.2.1. Những thông tin về học sinh

Trong phiếu điều tra, không có các yếu tố như Quốc hiệu và Tiêu ngữ thế nhưng bạn sẽ nhìn thấy ở trên cùng là tiêu đề của văn bản. Đây chính là tên của mẫu phiếu điều tra để người đọc có thể dễ dàng phân biệt với những giấy tờ khác.

Tuy nhiên phần này sẽ dành cho người soạn thảo, nếu là học sinh nhiệm vụ của bạn sẽ bắt đầu từ phần thông tin bên dưới.

Về bản thân học sinh, bạn cần kê khai một số thông tin quan trọng như sau: Họ và tên, Giới tính, Dân tộc, Ngày tháng năm sinh, Nơi sinh, Chỗ ở hiện tại, Số điện thoại cá nhân hoặc gia đình nếu có.

Đây đều là những thông tin cơ bản rất dễ kê khai, nếu bạn chưa rõ có thể xem ở giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu để điền vào chính xác.

Ngoài ra, trong mẫu điều tra còn có một số thông tin như:

– Kết quả học tập năm học trước đó kèm theo Hạnh kiểm: Phần này học sinh sẽ điền kết quả theo sổ học bạ mà nhà trường cấp, hoặc không kết quả này cũng được thông báo trong cuộc họp tổng kết cuối năm, bạn có thể hỏi cha mẹ để ghi vào.

– Học sinh đã từng làm cán bộ lớp hay không: Ghi rõ chức danh như Lớp trưởng, Lớp phó, Chi đội trưởng, Sao đỏ hay Nhóm trưởng,…

2.2.2. Thông tin về nhân thân học sinh

Nhân thân hay chính là cách gọi của gia đình, đây là phần học sinh kê khai thông tin về gia đình của mình. Khác với Sơ yếu lý lịch dành cho người đi làm, ở mẫu phiếu điều tra này, học sinh chỉ cần kê khai thông tin về bản thân và bố mẹ của mình, còn lại các anh chị em ruột trong nhà thì không cần thiết.

Cụ thể, bạn cần làm rõ một số thông tin như sau:

– Họ tên cha và mẹ kèm theo Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, Nghề nghiệp và đơn vị công tác

– Hiện nay học sinh đang ở với ai: Nếu ở với bố mẹ thì ghi rõ Bố mẹ, còn không cần kê khai rõ ràng họ tên của Ông/Bà/Cô/Dì/Chú/Bác,… kèm theo mối quan hệ rõ ràng.

Ngoài ra, học sinh cũng đừng quên ghi rõ số điện thoại vào mục được yêu cầu ngay bên dưới Họ tên người ở cùng nhé.

– Hoàn cảnh gia đình: Học sinh có thể ghi là “Bình thường” nếu bạn sinh ra trong gia đình bình thường, hoặc có thể ghi rõ “Con thương binh, Hộ nghèo, Mồ côi” hay “Khó khăn”.

Tuỳ vào hoàn cảnh mà các em cần điền thông tin cho phù hợp, nếu không biết gia đình mình thuộc diện nào thì có thể hỏi cha mẹ, ông bà để biết chi tiết nhé.

– Khái quát về hoàn cảnh gia đình: Bạn có phải là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có cần giúp đỡ hay không,… Đây là thông tin cần ghi rõ ràng và chi tiết để phía nhà trường nắm bắt hoàn cảnh của học sinh.

– Học sinh có sở thích với môn học nào: Ghi rõ tên môn học, có thể là 1 môn nhưng cũng có thể là nhiều môn học khác nhau.

– Năng khiếu: Ghi rõ năng khiếu thuộc lĩnh vực như Văn nghệ, thể thao, Tin học, Sáng tác thơ văn, Kể chuyện,…

Kết thúc các danh mục cần kê khai mà học sinh và phụ huynh cần điền, tuy nhiên đây chưa phải phần kết thúc của phiếu điều tra. Bạn sẽ nhìn thấy ở phía dưới là một số ghi chú với nội dung như sau:

– Phiếu điều tra cần nộp đủ và đúng thời hạn cho giáo viên chủ nhiệm. Hạn cuối phải nộp là ngày…

– Đề nghị các em học sinh điền thông tin đầy đủ và đúng hạn để không ảnh hưởng tới công tác quản lý của nhà trường.

Sau phần Ghi chú sẽ là chữ ký của các bên tham gia, đây là phần mà bạn cần quan tâm nên hãy chú ý nhé. Ở danh mục chữ ký, sẽ có Xác nhận của phụ huynh và một bên là Chữ ký của học sinh. Cả học sinh và phụ huynh của mình đều phải ký xác nhận vào mẫu phiếu này.

3. Những lưu ý cần nhớ khi viết phiếu điều tra học sinh

Không chỉ học sinh và phụ huynh, phiếu điều tra học sinh là văn bản được gửi tới thầy cô và Ban Giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy khi trình bày học sinh cần chú ý viết sạch đẹp, chữ nghĩa rõ ràng để người đọc có thể nắm bắt được mọi thông tin một cách chính xác nhất.

Những thông tin được đề cập trong mẫu phiếu này phải trung thực, nó có liên quan tới sự hợp tác sau này giữa nhà trường và gia đình. Nếu kê khai gian dối hoặc kiểu cho có thì hiệu quả phối hợp giữa 2 bên sẽ không cao.

Khi viết cần lưu ý lỗi chính tả, lỗi cơ bản này không nên xuất hiện trong bất cứ văn bản nào vì nó làm giảm đi sự chuyên nghiệp, chưa kể viết sai một số từ còn gây ảnh hưởng tới quá trình thu thập thông tin của người đọc.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về phiếu điều tra học sinh. Hy vọng mỗi học sinh và phụ huynh đều có thể tự tin thể hiện thông tin một cách nhanh chóng, chính xác khi nhận mẫu phiếu này khi nhận từ nhà trường. Hãy đón đọc những bài viết được chia sẻ và cập nhật hàng ngày tại website vieclam123.vn để thu thập những thông tin bổ ích khác bạn nhé.

Những mẫu phiếu điều tra thông tin học sinh dưới đây sẽ giúp bạn có hình dung rõ nhất về văn bản này, cùng cập nhật và tham khảo bằng cách bấm trực tiếp vào mỗi file bạn nhé:

Phieu-thong-tin-hoc-sinh.doc

Phieu-dieu-tra-thong-tin-hoc-sinh.doc

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!