Nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập (electrophysiology study: EPs) đã được thực hiện ở Việt Nam trong hơn 30 năm. Cố giáo sư, TSKH Nguyễn Mạnh Phan là người đầu tiên tại Việt Nam đã thực hiện kỹ thuật này vào những năm 80 của thế kỷ trước. Cùng với các bằng chứng khoa học thực tiễn, giáo sư đã kết luận rằng, để đánh giá chức năng nút xoang và dẫn truyền nhĩ thất, 2 phương pháp thực hiện qua đường tĩnh mạch và đường thực quản đều cho giá trị chẩn đoán như nhau.
Ngày nay, nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập được thực hiện ở nhiều bệnh viện từ Bắc đến Nam. Điện sinh lý tim thâm nhập đã phát triển nhanh chóng từ công cụ nghiên cứu đến phương pháp tiến hành, phục vụ đắc lực cho việc khám phá và điều trị các rối loạn nhịp tim. Để giúp các đồng nghiệp có thông tin chung về vai trò ứng dụng của kỹ thuật này, chúng ta sẽ trình bày một cách tóm tắt về nghiên cứu điện sinh lý tim hiện đại hiện nay.
Nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập
Nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập được thực hiện cơ bản trong các lab điện sinh lý tim chuyên biệt. Kỹ thuật này yêu cầu sử dụng giảm đau không làm mất ý thức qua đường tĩnh mạch để đảm bảo bệnh nhân thoải mái. Các chuyển đạo điện tâm đồ chuẩn được sử dụng cho bệnh nhân, cũng như các bản cực khử rung có thể dán vào trước tim để đảm bảo sốc tim khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến quá trình thăm dò điện sinh lý tim. Khử rung ngoài nên sử dụng 2 pha để có hiệu quả hơn. Cần có các nhân viên điện sinh lý và điều dưỡng làm công tác tính toán. Điều dưỡng thứ 2 làm công tác gây mê, hoặc nhân viên y tế làm công tác giảm đau. Hoặc là bác sỹ điện sinh lý, các bác sỹ lâm sàng, hoặc kỹ thuật viên điều khiển kích thích tim. Huyết áp động mạch có thể được theo dõi bằng phương pháp thâm nhập hoặc không thâm nhập, phụ thuộc vào tính phức tạp của thủ thuật. Độ bão hòa ô xy, cũng như trong một số trường hợp giới hạn cao nhất của CO2 (end-tidal CO2), cũng được theo dõi.
Thông quan các mạch máu
Các mạch máu (vascular access) áp dụng kỹ thuật Seldinger để đưa vào các mạch máu phức tạp. Thông thường, phương pháp này được áp dụng qua mạch đùi, nhưng tĩnh mạch dưới đòn, cổ trong hoặc mạch quay cũng có thể được sử dụng, thường nhất là cho các catheter vào xoang vành.
Catheter điện cực (electrode catheter placement) được đặt vào trong tim. Các vị trí cơ bản bao gồm nhĩ phải (nhĩ phải cao) và thất phải (mỏm thất phải). Catheter cũng được đặt qua vòng van 3 lá để ghi điện thế từ bó His. Catheter có thể đặt vào xoang vành để ghi hoạt động của nhĩ trái, đặc biệt trong nghiên cứu các bệnh nhân có nhịp nhanh trên thất (SVT).
Khi thực hiện vẽ bản đồ và loại bỏ các ổ hoặc các đường gây loạn nhịp, các điện cực có thể đặt vào các buồng tim trái. Vào tim trái có thể bằng cách hoặc là qua vách hoặc ngược lên qua động mạch chủ. Thực hiện ghi điện tâm đồ trong buồng tim và thực hiện kích thích điện có chương trình (programmed electrical stimulation: PES) qua các catheter điện cực.
Các dữ liệu cơ bản (basic data) thu được trong quá trình nghiên cứu điện sinh lý cơ bản bao gồm điện tâm đồ vào thời gian các sự kiện từ bề mặt cơ thể và một số điện đồ trong buồng tim, tất cả đều được ghi đồng thời. Các bản điện đồ trong buồng tim được biểu hiện theo thứ tự với hoạt động tim bình thường.
Khoảng PA
Khoảng PA được đo từ khởi đầu của sóng P trên bề mặt được ghi nhận sớm nhất hoặc hoạt động nhĩ trong buồng tim đến khởi phát của độ lệch hướng nhĩ trên đường nghi catheter nhánh bó His. Khoảng thời gian này được kết lại để biểu hiện dẫn truyền nhĩ toàn bộ, mặc dù nó phản ánh một cách chính xác hơn dẫn truyền trong nút. Giá trị bình thường của khoảng PA là từ 20 đến 60 msec. Khoảng thời gian này có thể phản ánh dẫn truyền nhĩ bất thường và có thể là manh mối cho sự hiện diện của bệnh hai nhĩ hoặc bệnh bị hạn chế với nhĩ phải.
Khoảng AH
Khoảng AH được đo trên điện đồ bó His và biểu hiện khoảng thời gian từ độ lệch hướng nhanh sớm nhất của đường ghi nhĩ đến khởi đầu sớm nhất của sự lệch hướng bó His. Khoảng này thể hiện dẫn truyền nút nhĩ thất. Khoảng AH có phạm vi bình thường từ 50 đến 120 msec và bị ảnh hưởng một cách đáng kể của hệ thống thần kinh tự động.
Khoảng thời gian điện đồ bó His
Khoảng thời gian điện đồ bó His phản ánh dẫn truyền qua chiều dài ngắn của bó His có tổ chức chắc, mà nó xuyên thẳng qua vách sơ. Khoảng này ngắn bình thường 15 đến 25 ms. Sự phân đoạn và kéo dài, hoặc thậm chí tách đôi của điện thế bó His, đã được nhận thấy trong rối loạn dẫn truyền bó His.
Khoảng HV
Khoảng HV được đo từ khởi đầu sự lệch hướng của điện thế bó His sớm nhất đến hoạt động thất bề mặt được thấy hoặc hoạt động thất nội buồng tim sớm nhất ở bất kỳ đâu. Chỉ số đo này phản ánh thời gian dẫn truyền qua tổ chức đầu xa của His-Purkinje. Không giống nút nhĩ thất, hệ thống His-Purkinje ít bị ảnh hưởng của hệ thống thần kinh tự động hơn và phạm vi của nó ở người bình thường hẹp hơn, từ 35 đến 55 msec. Khoảng HV kéo dài phù hợp với bệnh của dẫn truyền đầu xa ở tất cả các bó.
Kích thích điện có chương trình
Sau khi đo các chỉ số cơ bản, cần thực hiện tạo nhịp qua các catheter trong buồng tim. Tạo nhịp bùng nổ (burst) ở các chiều dài vòng cố định khác nhau cũng như thực hiện kích thích điện có chương trình. Kỹ thuật này dùng để đánh giá hệ thống dẫn truyền nhĩ thất và để tạo ra loạn nhịp thất và trên thất. Các nhắt bóp sớm có thể được dùng để thăm dò cơ chế nhịp nhanh.
Vẽ bản đồ và loại bỏ
Trong nhiều trường hợp, sau nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập, cần loại bỏ các ổ hoặc các đường gây loạn nhịp bằng catheter ngay lập tức. Lập bản đồ liên quan đến chuyển động thận trọng của catheter lập bản đồ hoặc catheter dùng để loại bỏ (còn gọi là catheter triệt phá hay catheter đốt) ở khu vực quan tâm. Thăm dò cho vị trí ở đó để loại bỏ bằng tần số radio sẽ thành công trong việc điều trị loạn nhịp.
Các biến chứng của nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập
Các biến chứng của nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập hiến gặp, được dự phòng ở các bệnh nhân có nguy cơ cao như hẹp động mạch chủ nặng, bệnh cơ tim phì đại thắt hẹp nặng hoặc bệnh động mạch vành thân trái chính hoặc bệnh ba nhánh động mạch đã được loại trừ khỏi test, coi như là chống chỉ định. Ngoài ra các bệnh nhân có thiếu máu cục bộ không ổn định trên lâm sàng hoặc suy tim ứ huyết mất bù cần được loại trừ hoặc điều trị một cách chính xác trước khi thực hiện nghiên cứu.
Các biến chứng nặng của thủ thuật thường liên quan đến tự bản thân tiến trình đặt catheter, bao gồm tổn thương mạch máu, tổn thương van ba lá, tắc động mạch phổi, chảy máu cần thiết phải điều trị truyền máu, thủng buồng tim gây ép màng ngoài tim, nhiễm trùng huyết từ các ổ áp xe do vị trí thông tim, nhồi máu cơ tim và tử vong. Tần số biến chứng khoảng 2%, không có tử vong được tổng kết ở một số nghiên cứu.
Loại bỏ bằng tần số radio
Sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các bản đồ nội buồng tim và loại bỏ bằng tần số radio quan catheter đã dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu tiếp xúc với bức xạ hơn, sử dụng liều cao hơn các thuốc an thần và giảm đau, thông tim trái thường nhiều hơn và thay đổi catheter thường nhiều hơn.
Khoảng thời gian của một số thủ thuật loại bỏ bằng tần số radio qua catheter có thể bệnh suất tăng lên tử các biến chứng mạch máu, biến chứng huyết khối thuyên tắc, thủng buồng tim, hoặc tổn thương bức xạ gồm tổn thương da và có khả năng tăng nguy cơ cho các bệnh ác tính. Tần số biến chứng khoảng 2%, không có tử vong được tổng kết ở một số nghiên cứu.
Chụp mạch vành trước thủ thuật
Nghiên cứu điện sinh lý có thể được thực hiện với rủi ro rất thấp ở những bệnh nhân trẻ với nhịp tim nhanh trên thất hoặc thất được chứng minh bằng tư liệu và không có bằng chứng về bệnh tim cấu trúc bằng các nghiên cứu không xâm lấn bao gồm cả siêu âm tim. Các trạng thái trong đó chụp mạch vành trước khi tiến hành nghiên cứu điện sinh lý bao gồm:
- Nếu có biểu hiện lâm sàng ngừng tim trước nhập viện hoặc nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động học, chụp mạch vành và cản quang buồng tim trái và phải nên thường được thực hiện trước khi nghiên cứu điện sinh lý thâm nhập có kích thích tim theo chương trình.
Hai ngoại lệ đối với yêu cầu này là hội chứng Wolff- Parkinson-White bị rung tâm nhĩ được chứng minh bằng tư liệu trước rung thất và hội chứng QT kéo dài bẩm sinh; trong những trường hợp này, rung tâm thất có sự giải thích phù hợp về mặt điện sinh lý đơn giản và chụp động mạch trước là không cần thiết.
- Một đánh giá cho thiếu máu cục bộ cần được xem xét ở những bệnh nhân có biết bệnh động mạch vành hoặc rối loạn chức năng thất trái trước khi cấy máy khử rung tim dự phòng. Chụp động mạch vành là không cần thiết ở bệnh nhân lâm sàng ổn định không có triệu chứng thiếu máu cục bộ hoặc suy tim.
Đánh giá thiếu máu nên được xem xét ở các bệnh nhân có bệnh mạch vành đã biết hoặc rối loạn chức năng thất trái trước khi cấy máy khử rung dự phòng. Chụp mạch vành không cần thiết ở bệnh nhân ổn đinh về mặt lâm sàng không có triệu chứng thiếu máu cục bộ hoặc suy tim.
Chụp mạch vành không đòi hỏi thường xuyên trước khi cấy máy điều trị tái đồng bộ tim (nghĩa là tạo nhịp hai buồng thất cho việc điều chỉnh suy tim), ngoại trừ nhân thấy thiếu máu cục bộ hoạt động.
Kết luận
Nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập cho phép phân tích chi tiết cơ chế nền tảng của loạn nhịp tim và xác định chính xác định khu vị trí nguồn gốc. Kỹ thuật này thực hiện cơ bản trong các lab điện sinh lý tim chuyên biệt và yêu cầu sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao.
EzBeauty.vn luôn cam kết cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho độc giả. Để biết thêm thông tin về nghiên cứu điện sinh lý tim thâm nhập, vui lòng truy cập EzBeauty.vn.