Tại sao sau khi nặn mụn xong thường xuất hiện mụn mủ? —

Đây có lẽ là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải khi tự tay “táy máy” nặn những nốt mụn viêm trên mặt. Sau khi nặn mụn khoảng một ngày, bạn sẽ thấy những nốt mụn tích tụ mủ bên trong gây đau nhức. Vậy nguyên nhân cho tình trạng này là gì và làm cách nào để ngăn chặn mụn mủ xuất hiện sau khi nặn mụn? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mụn mủ là gì?

Mụn mủ là một loại mụn thường gặp với đặc điểm là các nốt sưng đỏ trên da, đầu có màu vàng hoặc trứng, bên trong chứa dịch mủ chứa các tế bào da chết, dầu nhờn và vi khuẩn.

Mụn mủ thường có kích thước nhỏ, nhưng khi phát triển trên một nền da viêm lớn, nốt mụn mủ có thể cũng sẽ lớn hơn.

Bản chất của mụn mủ là phản ứng bảo vệ của cơ thể. Các dịch mủ là các bạch cầu tính đang cố gắng làm lành vết thương của bạn. Vậy tình trạng này tại sao lại xuất hiện sau khi nặn mụn?

Mụn mủ mọc theo từng đám

Tại sao lại xuất hiện mụn mủ?

Mụn mủ hình thành sau quá trình nặn mụn có thể xuất phát từ 3 lý do chính.

  • Thứ nhất là do quá trình nặn mụn không đảm bảo vệ sinh. Dụng cụ bạn sử dụng hay tay trực tiếp nặn đều có thể là nguồn mang vi khuẩn tới nốt mụn đang tổn thương. Thay vì loại bỏ mụn thì bạn vô tình khiến tình trạng mụn trở nên càng tồi tệ hơn.
  • Thứ hai là quá trình nặn mụn không loại bỏ hết nhân mụn. Và việc tác động nửa chừng như vậy càng khiến mụn có cơ hội phát triển nhanh và mạnh hơn.
  • Thứ 3, việc nặn mụn thường khiến vùng da mụn bị tổn thương, các tế bào bị phá vỡ. Theo cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, các bạch cầu sẽ tập trung hoạt động và hình thành nên mủ ở da chúng ta.

Nặn mụn không an toàn là một trong những nguyên nhân hình thành nên mụn mủ

Có nên nặn mụn trứng cá không?

Về lý thuyết, nặn mụn khiến tốc độ điều trị mụn được đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta nặn mụn không đúng cách, tình trạng mụn có thể tiến triển nặng và để lại nhiều di chứng. Không chỉ mụn mủ, mụn viêm mà chúng có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da rất mất thẩm mỹ.

Tùy từng loại mụn mà sẽ có cách xử trí riêng. Nếu bạn đang gặp những loại mụn dưới đây thì tốt nhất là không nên nặn mụn trứng cá tại nhà mà hãy tới gặp bác sĩ da liễu để được điều trị an toàn.

  • Mụn trứng cá viêm không có nhân mụn
  • Mụn mủ xuất hiện theo từng đám, đau nhức, chảy mủ
  • Mụn trứng cá kèm theo tình trạng đau đớn, sốt
  • Mụn kèm theo mủ ở các lỗ chân lông
  • Mụn ẩn không có đầu mụn
  • Mụn trứng cá đỏ

Mụn trở nên nặn do không được điều trị đúng cách

Cách ngăn ngừa mụn mủ

Không nặn mụn tại nhà

Nếu mụn mủ xuất hiện do quá trình nặn mụn, hãy ngừng lại việc đó. Khi bạn không có kiến thức về điều trị mụn an toàn và chăm sóc da đúng cách, đừng tự thử nghiệm. Bạn nên tìm tới những người có thể chia sẻ kiến thức đúng đắn, chuẩn y khoa, chẳng hạn như bác sĩ da liễu.

Nếu bạn muốn tự nặn mụn tại nhà, hãy đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ bạn sử dụng. Có chế độ chăm sóc da hợp lý sau nặn mụn để ngừa viêm, giảm thâm.

Vùng quanh miệng là vị trí thường xuất hiện mụn mủ

Lựa chọn sản phẩm phù hợp với da của mình

Lựa chọn các sản phẩm điều trị mụn, chăm sóc da uy tín. Không ít người ôm tâm lý muốn khỏi mụn nhanh, muốn đẹp sớm nên đã không tiếc chi tiền cho những sản phẩm được quảng cáo một cách “thần kỳ” trên mạng. Nhưng đâu ngờ những sản phẩm đó lại là nguồn cơn cho việc bùng phát mụn nặng trên da. Không ít những ca bị ngộ độc corticoid đã xảy ra do sự cả tin, nhẹ dạ và thiếu kiến thức này.

Sử dụng sản phẩm thích hợp với làn da của mình. Tránh cho việc sử dụng sai cách khiến cho tình trạng mụn tệ hơn. Dù sản phẩm có uy tín cỡ nào mà không thích hợp với làn da của bạn thì mụn trứng cá cũng không thể cải thiện được.

Như vậy, mụn mủ xuất hiện sau nặn mụn thường là do lý do chủ quan. Để phòng tránh mụn mủ xuất hiện cũng như điều trị hiệu quả tình trạng mụn trứng cá của mình, bạn nên tới các cơ sở da liễu uy tín để bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn trị mụn đúng cách.

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!