Nỗi lòng tâm sự của du học sinh Việt Nam
Nỗi lòng tâm sự của du học sinh Việt Nam

Mình về nhiều rồi, mấy năm bên này, cũng vài lần về. Đi rồi lại về, rồi về rồi lại đi. Chứng kiến nhiều giọt nước mắt của người nhà mình, cũng như của nhiều nhà bạn khác giống mình khi chia tay tại Nội Bài. Sáng qua chia tay gia đình, mình vẫn cứng lắm. Mẹ và dì mình khóc, mình chỉ cười cười rồi gắt “thôi, con đã bảo không khóc rồi mà”. Rồi mình cũng chứng kiến gia đình của nhiều bạn, cũng giống như gia đình mình. Những người bà, người mẹ thì khóc sướt mướt, những ông bố thì tỏ ra cứng rắn hơn. Mẹ mình ngồi ở ngoài, không dám đưa mình tận vào phòng cách ly như mấy lần trước. Chỉ có mấy đứa em xách hành lý vào tận phòng cách ly.

Lúc trên máy bay, rồi xuống, rồi đi tàu về nhà. Mình vẫn thản nhiên như thường. Rồi khi về tới nhà, đóng cửa phòng, ngồi soạn đồ một mình. Mới thấm được hết những cái cô đơn bên xứ người. Thấm lắm. Mới hôm qua còn bên gia đình cười nói rôm rả, hôm nay lại chỉ còn một mình nơi đất khách. Ở Nhật Bản, hầu như mình tránh những nơi đông người Việt, chẳng hiểu sao luôn. Nhưng khi về tới Việt Nam, ra khỏi nơi lấy hành lý, thấy nhiều người cũng giống gia đình mình đang đợi người thân. Tự dưng thấy thân quen bình yên tới lạ.

nỗi lòng tâm sự của du học sinh Việt Nam

Đánh đổi điều gì khi sang đây?

Vì đồng tiền, danh đi nước ngoài, trải nghiệm, tuổi trẻ, muốn học sâu biết rộng…Muốn đổi đời bằng đồng tiền đất khách.

Ấy vậy mà, cố gắng chưa hẳn đã đủ. Đầu năm Nyukan đã quyết định làm một cuộc càn quét.

Mình thấy thương cho bản thân, cho mọi người. Những người chẳng làm gì phạm pháp có tội, đi học đi làm đủ, nhưng vẫn bị mang tội chỉ vì muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào, vì gia đình và bản thân.

Cái quy tắc tuần chỉ được làm 28 tiếng đầu tiên nghe thì có vẻ nhân đạo với lý do “để sức mà học vì là du học sinh”. Nhưng xét ra thì chẳng có gì là nhân đạo. Đó là một bài toán kinh tế hết sức khôn ngoan của chính phủ Nhật. 28 tiếng đó các bạn nuôi lại đất Nhật, từ giáo dục kinh tế thuế má, và trong đó có thể gia đình bạn cũng Sẽ phải gửi thêm sang để đảm bảo cho sinh hoạt và học phí của bạn, thế nên mới có chuyện lách luật đi làm.

Bố mẹ đã mất tiền cho sang, biết nghĩ ai nỡ để bố mẹ phải gửi thêm nếu không giúp được gì?

“Tại sao lại cấm chúng em làm, chúng em còn trẻ và khỏe mà?” Từng xem clip của chị Giang, chị đã thắc mắc với người Nhật về điều này. Trẻ, và khỏe, và ham làm, điều ấy rất tốt. Chỉ duy nhất một điều chưa tốt, đó là bạn không phải là người Nhật. Và bạn không có quyền dùng sức lao động của mình để làm giàu cho nước bạn. Thế thôi. Đến đất nước của bạn đã chẳng ai cho không ai cái gì. Làm sao có chuyện đất nước khác lại tạo cơ hội cho bạn làm giàu, ổn định kinh tế khi vẫn đi học??? Miễn đi.

Nỗi lòng tâm sự của du học sinh Việt Nam

Khi quay lại Nhật, cảm thấy chán tất cả chẳng hiểu sao luôn. Nhớ Nhà, nhớ bố mẹ và các em, nhớ những phút ở nhà. Nhớ Việt Nam ồn ào, nhớ Hà Nội bụi mù mịt nhưng đông vui.

Nên đợt xin visa thấy căng quá, từ qua tới giờ cũng nghĩ “đếch cần, học xong thì ông cũng đi về”. Thôi đi về, gia đình đùm bọc lấy nhau, có việc gì làm việc nấy, chỉ mong đủ ăn đủ lấy chồng, ở nhà tuy ít việc nhưng cũng chẳng tới nỗi quá khó khăn. Nếu như mình cứ chăm chỉ đều đều như thế này.

Chẳng đâu bằng nhà mình đâu. Quả thực cứ căng thẳng quá, nhưng các bạn cứ yên tâm là dù thế nào thì vòng tay gia đình cũng rộng mở khi chúng ta trở về. Nhật rất đẹp, nhưng Việt Nam còn có gia đình. Nên miễn căng thẳng đi. Đến được với Nhật là cũng đã có duyên phần nào, hết duyên thì cũng chả cần tìm mọi cách để níu giữ. Mình về lập nghiệp ở Việt Nam.

Cảm ơn những ai lắng nghe và đọc hết tâm sự nhảm trong phút nhớ nhà. Mong cho giai đoạn này qua nhanh chứ mình cũng thích tiền lắm.

Theo: Cộng đồng Việt Nhật

Nỗi lòng tâm sự của du học sinh Việt Nam

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!