Một mảng sự phát triển nhanh chóng của kinh tế – xã hội cùng với các vấn đề tâm lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống. Đó là lý do ngành Tâm lý học được dự đoán là một trong những ngành “hot” trong tương lai. Vậy học Tâm lý học ra làm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Ngành Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái tinh thần, tâm lý, thế giới suy nghĩ của con người. Nó giải nghĩa các trạng thái, hành động gắn liền với những hình thức tinh thần đó. Tâm lý học cũng là ngành khoa học nghiên cứu tác động của xã hội đến tâm lý, hành vi và tư tưởng của mỗi người.
Ngành Tâm lý học là gì?
Tâm lý là một phạm trù khó nắm bắt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội bên ngoài. Đó là lý do ngành Tâm lý học ra đời để nghiên cứu và hỗ trợ con người hiểu rõ vấn đề này.
2. Ngành Tâm lý học học những gì?
Ngành Tâm lý học cung cấp cho sinh viên một loạt kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và nghiên cứu về tâm lý con người. Sinh viên sẽ được học các nhóm kiến thức sau đây:
- Kiến thức chung: Triết học, Xã hội học, Lịch sử văn minh thế giới, Logic học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…
- Kiến thức ngành và chuyên ngành: Tâm lý học đại cương, Phương pháp nghiên cứu tâm lý, Nhận thức về tâm lý con người, Đánh giá và chẩn đoán tâm lý, Tâm lý trẻ em và gia đình, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học quản trị kinh doanh, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tham vấn, v.v…
- Kỹ năng mềm: Ngoại ngữ, Tin học văn phòng,…
3. Ngành Tâm lý học ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Tâm lý học có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai. Chỉ riêng TP.HCM cần tuyển dụng hơn 1.000 cán bộ trong ngành tâm lý mỗi năm. Con số này mở ra cơ hội làm việc vô cùng hấp dẫn cho những người trẻ đang theo đuổi công việc trong ngành này.
Ngành Tâm lý học không chỉ có các bác sĩ hoặc chuyên gia Tâm lý học, mà còn nhiều công việc khác như:
3.1 Cán bộ Tâm lý học đường
Là cán bộ Tâm lý học đường, bạn sẽ làm việc với các học sinh, giáo viên và phụ huynh. Công việc này giúp cải thiện chất lượng giáo dục và hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
3.2 Cán bộ tư vấn tâm lý tại bệnh viện
Cán bộ trị liệu tâm lý giúp đỡ bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện. Họ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài test tâm lý và đánh giá kết quả.
3.3 Chuyên viên tư vấn, tham vấn tâm lý
Có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như Tâm lý học đường, tình yêu, hôn nhân gia đình, tâm lý xã hội, v.v…
3.4 Giáo viên kỹ năng sống
Trở thành giáo viên kỹ năng sống là một hướng đi bạn có thể lựa chọn. Giảng dạy về những bài học giúp cải thiện chất lượng cuộc sống dành cho mọi lứa tuổi.
3.5 Quản trị nhân sự
Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng là một hướng đi được nhiều sinh viên tâm lý theo đuổi sau khi ra trường.
3.6 Giảng viên tại trường cao đẳng, đại học
Trở thành giảng viên yêu cầu có trình độ học vấn cao, thường là thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực Tâm lý học.
3.7 Nghiên cứu tại viện nghiên cứu về tâm lý
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Tâm lý học và có kết quả học tập tốt, bạn có thể tiếp tục học tiến sĩ và xin việc tại các viện nghiên cứu tâm lý.
4. Học Tâm lý học ở đâu?
Bạn có thể theo học ngành Tâm lý học tại các trường đại học như Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (HN&TP.HCM) – ĐHQG, Đại học Sư phạm (HN, Huế, Đà NẵngTP.HCM), Đại học Văn Hiến, Đại học Hồng Đức, Đại học Công nghệ TP.HCM.
5. Tố chất cần có để học ngành Tâm lý học
Muốn thành công trong lĩnh vực Tâm lý, bạn cần có các tố chất sau:
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích vấn đề.
- Kiên nhẫn và khả năng lắng nghe hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Quan tâm, thấu hiểu và trung lập.
- Tư duy khoa học tự nhiên.
- Kỹ năng cân bằng cảm xúc cá nhân.
- Kiên trì & chịu được áp lực.
Ngành Tâm lý học hứa hẹn sẽ mang đến các cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai. Hãy cùng khám phá thêm thông tin về các công việc ngành tâm lý hoặc tư vấn đào tạo, giáo viên kỹ năng sống tại trang thông tin tuyển dụng JobsGO để nắm bắt rõ hơn về định hướng tương lai cho công việc của bạn.