Túi lợi giả là gì – Bệnh Học quanh răng
Túi lợi giả là gì – Bệnh Học quanh răng

1. Hình thái giải phẫu và sinh lý vùng quanh răng

Vùng quanh răng thành một bộ phận hình thái và chức năng, cùng với răng toàn bộ tạo nên một cơ quan chức năng trong cơ thể. Thuật ngữ paradonte có nghĩa là toàn bộ những tổ chức bao bọc quanh răng. Vùng quanh răng cùng với răng có mối quan hệ gắn bó với chức vì nó là một thành phần của bộ máy nhai.

Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng.

1.1. Lợi

Là phần đặc biệt của niêm mạc miệng, liên quan trực tiếp với răng, bám vào cổ răng (xương và xương cổ răng). Gồm:

– Nhú lợi.

– Bờ lợi (viền lợi).

– Lợi dính.

– Ngách lợi.

– Rãnh lợi sinh lý.

Niêm mạc lợi giống niêm mạc hàm ếch cứng, là một tổ chức sợi niệm. Ở phía ngách lợi má, giữa niêm mạc lợi và niêm mạc di động của miệng có một đường ranh giới rõ rệt. Ta có thể phân biệt lợi tự do, lợi bám dính và nhú lợi giữa các răng. Giữa lợi tự do và răng là một rãnh nông, đáy của nó tạo bởi nhiều mô bám gọi là túi lợi sinh lý. Có tác giả mô tả lợi tư do gồm 2 phấn khác nhau về mặt sinh lý, đó là nhú lợi và viền lợi. Nhú lợi là phần lợi che kín các kẽ răng phía ngoài và phía trong. Đường viền lợi là phần lợi ôm thân răng ở mặt ngoài và trong, nó không dính vào răng, chiều cao khoảng 0,5 mm. Hình thể của nhú lợi và đường viền lợi phụ thuộc vào hình thể của răng, của chân răng và xương ổ răng.

Túi lợi giả là gì - Bệnh Học quanh răng

Viêm nha chu dẫn đến hình thành túi lợi giả

Lợi dính là phần lợi bám dính vào chân răng và xương ổ răng. Mặt ngoài của lợi dính cũng như lợi tự do được phủ bằng một lớp biểu mô sừng hoá. Mặt trong có hai phần: phần bám vào chân răng khoảng 1,5mm và phần bám dính vào mặt ngoài xương ổ răng. Nó có màu hồng nhạt hơn màu của lợi tự do. Về mặt vi thể, lợi cấu tạo bởi lớp biểu mô và dưới là tổ chức liên kết. Màu của lợi phụ thuộc vào mật độ mao mạch dưới biểu mô và các hạt hắc tố.

1.2. Dây chằng quanh răng túi lợi giả bao bọc hình thành

Có nguồn gốc trung mô, cấu trúc chính là những bó sợi keo với chức năng cơ học của răng lợi và khe quanh răng tạo nên những dây chằng và được sắp xếp tuỳ theo chức năng của răng và vùng quanh răng; nó giữ răng trong ổ răng và vung quanh răng. Tuỳ theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà người ta phân ra những nhóm sau:

Nhóm cổ răng hay nhóm mào ổ răng: gồm những bó sợi đi từ mào xương cổ răng đến xương răng gần cổ răng.

Nhóm ngang: gồm những bó sợi đi từ xương răng ở chân răng thẳng góc với trục của răng vào xương răng. Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất trong dây chằng quanh răng.

Nhóm chéo: gồm những bó đi từ xương ổ răng chếch xuống phía dưới chân răng bám vào xương răng. Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất trong dây chằng quanh răng.

Nhóm cuống răng: gồm những bó sợi đi từ xương răng ở cuống răng toả hình nan quạt để bám vào xương ổ răng vung cuống răng.

Nhóm giữa các chân răng: đối với răng nhiều chân còn có những bó sợi đi từ kẽ răng hai hoặc ba chân đến bám vào vách của xương ổ răng nhiều chân ấy.

Giữa những bó sợi trên của dây chằng quanh răng là tổ chức liên kết lỏng lẻo, trong đó người ta thấy có tế bào tạo xương răng, tế bào xơ non, tế bào xơ già, tế bào liên kết dạng bào thai, những đám biểu bì gọi là những mảnh vụn biểu bì gọi là những mảnh vụn biểu bì malassez. Ngoài ra còn có lưới rất giàu mạch máu, bạch mạch và thần kinh, theo Weski những lưới này có tác dụng như một cái hãm nước.

1.3. Xương răng

Được hình thành trong quá trình hình thành chân răng, là một dạng đặc biệt của xương, trong đó thành phần hữu cơ và vô cơ chiếm tỷ lệ ngang nhau 1:1. Xương răng bao phủ chân răng dày nhất ở vùng cuống răng và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Zander nghiên cứu và đo bề mặt dày xương răng giữa các vùng khác nhau của chân răng giữa người già và trẻ em như sau:

Bề dày của xương răngNgười 17 tuổiNgười 59 tuổiVùng cuống răng0,200 mm0,536 mmVùng giữa chân răng0,072 mm0,226 mmVùng cổ răng0,055 mm0,125 mm

Sự đắp dày thêm xương răng xảy ra từ từ và đều đặn theo tuổi, ngoài ra cong do các yếu tố khác như: kích thích của quá trình viêm, hoá chất vùng cuống răng và do chuyển hoá.

Về cấu trúc, xương răng gồm 2 loại: xương răng không có tế bào là lớp đầu tiên được tạo ra trong quá trình tạo ngà ở chân. Phủ lên chân răng bởi xương răng thứ phát hay xương răng có tế bào. Quá trình tạo xương răng có tế bào nhanh, những tế bào tạo xương răng non bám chắc và giữ lại tới lúc phát sinh lớp xương răng mới và tế bào răng được trưởng thành. Sự bồi đắp xương răng liên tục suốt đời ở cuống răng thì nhanh hơn ở cổ răng; những lớp được bồi đắp tạo điều kiện cho sự bám chắc của những dây chằng mới giữ cho bề rộng vùng quanh răng. Xương răng không có khả năng tiêu sinh và thay đổi cấu trúc như xương.

Về mặt chức phận, xương răng tham gia vào sự hình thành hệ thống cơ học nối liền răng với xương răng, cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết cho vùng dây chằng quanh răng, bảo vệ ngà răng và tham gia sửa chữa một số trường hợp tổn thương ngà chân răng.

1.4. Xương ổ răng

Là một bộ phận của xương hàm gồm lá xương thành trong huyệt ổ răng và tổ chức xưong chống đỡ xung quanh huyệt răng. Lá xương thành trong mỏng, trên bề mặt có những bó sợi của dây chằng quanh răng bám vào. Trên phim Xquang là một đường viền trắng giới hạn phía ngoài của vùng dây chằng quanh răng gọi là lá cứng (lamina). Lá cứng có nhiều lỗ, qua đó bó mạch và thần kinh đi từ xương hàm tới dinh dưỡng cho răng và vùng quanh răng. Tổ chức xương chống đỡ xung quanh ổ răng phía ngách lợi, hàm ếch và lưỡi là tổ chức đặc gồm lớp vỏ, giữa lớp xương vỏ và lá xương thành trong huyệt răng là xương xốp.

Xương ổ răng cũng có quá trình tiêu và bồi đắp. Nếu quá trình tiêu xxương tương ứng với quá trình bồi đắp xương thì có sự cân bằng sinh lý. Trong trường hợp bệnh lý, quá trình tiêu xương mạnh và nhanh hơn nhiêù so với quá trình bồi đắp dẫn đến tiêu xương ổ răng và xương tiếp tục bị phá huỷ.

1.5. Dinh dưỡng cho vùng quanh răng:

Đa số động mạch đến từ động mạch gốc ở vùng cuống răng, sau đó được phân nhanh vào tuỷ răng qua lỗ cuống răng và vào vùng quanh răng. Ở khe quanh răng nó tạo nên mạng lưới dày đặc mạch máu như một cái sọt bao quanh chân răng. Mặt khác có các mạch máu từ phía tiền đình lợi cũng như phía hàm ếch, lưỡi, chạy hướng lên phía bờ lợi toả các nhánh vào phần lợi và các dây chằng vùng lợi răng cũng như xương thành ngoài bao quanh ổ răng. Ở các dây chằng chỉ có các nhánh mao tĩnh mạch nối với mạng mao mạch đảm bảo dinh dưỡng tổ chức phía ngoài ổ răng.

Mạch bạch huyết bắt đầu từ những sợi cụt ở dưới biểu mô lẫn sợi thưa của màng quanh răng và của hạch bạch huyết của miệng đến những tĩnh mạch lớn. Nhiệm vụ chính của chúng là đưa những phức hợp cao phân tử kể cả độc tố đến những hạch bạch huyết mới được tạo nên những tế bào lympho, tế bào plasma lẫn kháng thể và cũng là nơi tập trung của những đại thực bào. Vòng tế boà lympho cũng được nối với mắt xích của những phản ứng miễn dịch.

2. Phân loại và dịch tế học bệnh quanh răng

Túi lợi giả là gì - Bệnh Học quanh răng

Tổ chức quanh răng chắc sừng hóa nướu hồng nhạt

Bệnh quanh răng được loài người biết từ lâu với đặc điểm được xác định là túi mủ chân răng; những phân loại về bệnh này có từ trước thế kỷ 19 và 20 và hệ thống thuật ngữ quốc tế cho đến nay vẫn chưa thống nhất.

Năm 1550 Pares là người đầu tiên mô tả bệnh của vùng quanh răng, sau đó là Fauchard năm 1746 là người đầu yiên xác định về mặt lâm sàng. Toriac (1839) đã đưa ra quan niệm viêm ổ răng mủ đặc trưng cho bệnh này “Pyorrheaalveolaris”. Cuối thế kỷ 19, một tác giả Liên Xô là Nexnhianop (khoảng năm 1885) xác định gải phẫu học vùng quanh răng là :Amphodont” còn định nghĩa về mặt chức năng cùng với khái niệm cận răng “Paradentosa” do Weski (1992) đưa ra. Năm 1884 Rhein đưa ra phân loại đầu tiên, tiếp đó là Hội răng miệng quốc tế đầu tiên vào năm 1931 (Fsderation dentaire international) sau đó là Hội nghiên cứu bệnh quanh răng ARPA. Từ đó đến nay nhiều hội nghị quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống nhất những phân loại chính và giải thích thuật ngữ.

Hiện nay người ta phân loại dựa theo yếu tố bệnh căn và quá trình bệnh lý, bao gồm:

– Viêm lợi: là viêm phần lợi trên xương ổ răng do bất cứ căn bệnh nào.

– Viêm quanh răng: là viêm lan rộng, ngoài phần lợi nó còn phá huỷ các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng .

– Hư quanh răng là hiện tượng thoái hoá các tổ chức quanh răng mà không có viêm tiên phát.

– Teo vùng quanh răng là tiêu các tổ chức quanh răng do hậu quả mất tế bào và các sản phẩm của nó.

Về mặt dịch tễ học, bệnh quanh răng là bệnh thường gặp ở người lớn và cả ở trẻ em. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khác nhau và các loại chỉ số khác nhau cho việc chuẩn đoán và điều trị hoặc nghiên cứu sâu về bệnh. Có rất nhiều chỉ số, nhưng có một số chỉ thường dùng như:

· Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản (oral hygiene index simplified, OH – S của Greene và Vermillion, 1964) đánh giá tình trạng vệ sinh miệng của cá nhân và công đồng trong điều tra dịch tễ học khám 6 răng đại diện là 1-6, 2 – 1, 2 – 4, 3 – 6, 4 – 1, và 4 – 4. Khám phát hiện cao răng và mảnh bám răng.

· Chỉ số lợi (ginvinval index, GI của Lop và Silness, 1965) đánh giá tình trạng lợi ở các răng 1 – 6, 2 – 1, 2 – 4, 3 -6, 4 – 1, và 4 – 4 phát hiện tình trạng viêm lợi với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

· Chỉ số quanh răng của Russell, 1956 – PI (Periodontal index, Russell, 1956) đánh giá tất cả tình trạng lợi của các răng về tình trạng lợi viêm và xương ổ răng bị phá huỷ với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

· Chỉ số nhu cầu điều trị CPITN (community Periodontal index of treatment need của Aninmo, 1978 – 1982) chỉ số dựa vào sự đánh giá những răng biểu thị về tình trạng lợi viêm, độ sâu của túi quanh răng, sự có mặt của cao răng trên và dưới lợi, Chia hai hàm răng thành 6 vùng khám mỗi vùng một đến hai răng đại diện mà ở đó có tình trạng bệnh lý nặng nhất, nhằm mục đích đánh giá nhu cầu điều trị cộng đồng, hoạch định nhân lực và kinh phí trang thiết bị cho việc chăm sóc răng miệng cộng đồng.

3. Bệnh căn và bệnh sinh

Sự nghiên cứu bệnh căn của bệnh quanh răng đã có từ lâu và ngày nay vẫn còn đang tiếp tục, nhiều vấn đề hãy còn chưa rõ ràng. Cùng với tiến bộ của các chuyên khoa có liên quan, những nghiên cứu về khía cạnh này càng đi sâu (ví dụ: vi sinh học, miễn dịch học, sinh hoá học…). Ngày nay người ta biết chắc rằng sự phát sinh bệnh viêm quanh răng phải có mặt các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong.

3.1. Những ảnh hưởng bên ngoài

Sự bất thường của hàm răng như răng mọc lệch lạc, khớp cắn sâu… sẽ ảnh hưởng tới vùng quanh răng bởi các yếu tố:

– Sự sắp xếp hàm răng không đều dẫn đến dễ phát sinh mảnh bám vi khuẩn ở răng, lợi là nguồn gốc của sự phát triển viêm. Ở một số hàm răng lệch lạc ta gặp lợi bị phá huỷ do cơ học. Răng lệch lạc dẫn đến quá tải ở một số răng hoặc nhóm răng, nếu như đồng thời có viêm thì ở những răng đó tiêu xương ổ răng nhanh.

– Sang chấn khớp cắn phát sinh ở những hàm răng mọc lệch lạc, ở người có tật nghiến răng, người đeo hàm giả kênh hoặc răng hàm không thích hợp.Nếu bị sang chấn khớp cắn lại có viêm lợi thì sẽ làm tiêu xương ổ răng nhanh.

– Ngoài ra, người ta thấy phanh môi bám cao đặc biệt bám tới đầu nhú lợi ở phía miệng (hàm ếch và lưỡi) thì sự có kéo cơ học khi ăn nhai, nói, làm bờ lợi cạnh đó bong ra gây tích tụ thức ăn thừa và mảng vi khuẩn vào từng vùng quanh răng.

– Ngách tiền đình nông thường gắp vùng răng cửa hàm dưới và đe doạ 4 răng cửa. Cũng như phanh môi bám cao, ngách tiền đình nông làm co kéo bờ lợi của 4 răng cửa hàm dưới khi ăn nhai môi vận động, bờ lợi ôm cổ răng bị bong ra dễ lắng đọng thức ăn và vi khuẩn.

– Các chất hàn thừa xuống kẽ lợi ở răng có lỗ sâu loại II và loại V không dùng matric hoặc matric không ôm khít thân và cổ răng. Chất hàn kích thích lợi kẽ răng, là nơi dễ chứa mảnh bám răng và gây viêm lợi.

– Những ảnh hưởng bên ngoài quan trọng nhất hiện nay là mảnh bám răng, tiếp đó là cao răng. Vì mảng bám trên bề mặt răng và lợi không chải sạch là nơi tụ tập các loại vi khuẩn ái khí và yếm khí, chúng sinh sống và đào thải các sản phẩm và độc tố gây độc hại cho tổ chức lợi và quanh răng; cao răng là sự lắng đọng muối calci ở nước bọt, bám vào cổ răng và mặt răng nơi gần lõ tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi, nơi răng bị đau ít nhai đến, làm bờ lợi không omm khít cổ răng, kích thích lợi gây viêm và quá trình viêm lan sâu xuống dưới.

– Mảng bám răng là màng mềm bám vào bề mặt răng và lợi. Đầu tiên là màng vô khuẩn từ glycoprotein của nước bọt, sau đó các loại vi khuẩn như cầu khuẩn, trực khuẩn bám vào tiếp theo có các sợi nấm và xoắn khuẩn. Các loại vi khuẩn ái khí và yếm khí ký sinh trên bền mặt mảng bám và trong quá trình sống chúng đào thải các sản phẩm và độc tố cùng với các vi khuẩn, gây độc cho tổ chưc lợi và vùng quanh răng.Sau 24 giờ mảng bám có thể gây bệnh nếu chúng ta không chải răng. Nhiều công trình nghiên cứu của Slots, Socransky… đã khẳng định rằng mảng bám là yếu tố bên ngoìa quan trọng nhất trong bệnh sinh viêm lợi và viêm quanh răng.

3.2. Những ảnh hưởng nội tại

Người ta thấy rằng các yếu tố nội tại cũng có ảnh hưởng tói bệnh sinh của bệnh quanh răng như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B,C và ảnh hưởng của các bệnh toàn thân như đái tháo đường, bệnh máu, bệnh động kinh tâm thần. Đặc biệt là sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú ảnh hưởng không nhỏ tới sự thay đổi ở lợi dễ gây viêm. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có những người vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng lại bị viêm lợi quanh răng nặng hơn là người vệ sinh răng miệng kém, cùng một khối lượng mảng bám như nhau nhưng ở người này thì gây bệnh còn ở người khác thì không. Như vậy ở mỗi cá thể thì sự mẫn cảm và sự đáp ứng với cac yếu tố gây bệnh khác nhau, đó là phản ứng miễn dịch của cơ thể hay là sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh là mảng bám vi khuẩn ở răng lợi. Phản ứng miễn dịch tại chỗ của cơ thể là tác nhân nội tại quan trọng nhất trong những yếu tố ảnh hưởng bên trong. Cho đến nay người ta cũng nghiên cứu sâu về khả năng dùng vaccin để phòng bệnh nhưng chưa có kết quả.

4. Viêm lợi

Viêm lợi là viêm khu trú ở lợi (bờ, nhú lợi, lợi dính) nhưng không ảnh hưởng tới xương ổ răng.

Nguyên nhân:

Chủ yếu là do vi khuẩn ở mảng bám răng lợi thường là các loại cầu khuẩn và trực khuẩn, vi khuẩn sợi, do virus, do sang chấn và các tác nhân lý học và hoá học, do mọc răng, do sâu răng không được chữa..

Lâm sàng

Rất đa dạng, viêm phá huỷ nhú lợi, viền lợi và lợi bám dính, có thể viêm đỏ, viêm thanh dịch, viêm loét, viêm phì đại và có các thể viêm đặc hiệu do lao và giang mai. Nếu viêm nặng thường đau và dễ chảy máu khi ăn nhai, khi chải răng, mút chíp và chảy máu tự nhiên, bệnh nhân ngại ăn thức ăn rắn, ngại vệ sinh răng miệng, đặc biệt là viêm lợi miệng Herpes.

Tiến triển của viêm lợi:

Nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt và chữa kịp thời, lợi sẽ hết viêm và trở lại bình thường. Nếu không điều trị triệt để bệnh dễ tái phát và bị viêm mạn tính và có không ít trường hợp tiến triển tới viêm quanh răng nếu quá trình viêm mạn tính và lan sâu xuống tổ chức quanh răng.

Điều trị:

Trong thời gian viêm cấp tính, cần chữa tại chỗ: bơm rửa sạch bằng nước oxy già 3 – 6% hoặc tím gential 5% rồi chấm vào vùng viêm các thuốc làm săn niêm mạc như gential 1 – 2%, ATS 30%, ở viêm lợi loét hoại tử có thể người ta dùng bạc nitrat 1- 5% chấm vào chỗ loét. Sau 1- 2 ngày lấy cao răng và mảnh bám răng. Hướng dẫn bệnh nhân giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng kỹ thuật.

5. Viêm quanh răng

Đặc điểm là viêm lợi mạn tính có túi quanh răng, có tiêu xương ổ răng và bệnh phát triển mạn tính với những đợt cấp hay bán cấp, thường gặp ở người lớn tuổi.

5.1. Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ đầu: bệnh âm ỉ, kéo dài, bệnh nhân thấy viêm ở lợi và ngứa, chảy máu khi chải răng, thỉnh thoảng thấy lung lay, có người thấy răng cửa trên thưa dần và bị đẩy ra trước, miệng hôi, thường bệnh nhân tự điều trị. Khám thấy bệnh có thể ở một vùng hoặc cả hàm hoặc hai hàm lợi viêm mạn tính, thăm túi lợi sâu quá 1,5mm, răng lung lay nhẹ, chụp phim răng thấy có tiêu xương ổ răng. Trong thời kỳ này nếu điều trị tại chỗ và vệ sinh răng miệng tốt thì kết quả rất tốt.

Thời kỳ viêm nặng: thường gặp ở người lớn tuổi (40- 50 tuổi) dấu hiệu ồ ạt hơn và năng hơn thời kỳ đầu, đặc biệt là miệng hôi nhiều, ấn lợi vùng răng bệnh thấy lưọi viêm mạn tính, túi quanh răng sâu 4 – 5mm hoặc hơn, răng lung lay, lợi co hở cổ và chân răng bị di lệch.

Tóm lại ở thời kỳ này có đầy đủ những dáu hiệu điển hình của viêm quanh răng, đó là:

– Viêm lợi mạn tính.

– Túi quanh răng sâu, có mủ. (túi lợi giả cao cân)

– Lợi co hở cổ và chân răng.

– Tiêu xương ổ răng hỗn hợp: tiêu ngang và tiêu chéo.

– Răng lung lay và di chuyển.

Tiến triển: nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng và mất răng hàng loạt. Điều trị kịp thời sẽ ổn định và phục hồi chức năng ăn nhai. Nhưng ở người viêm quanh răng nặng kèm bệnh toàn thân (như đái tháo đường) thì tiên lượng xấu, khó giữ răng được lâu.

Biến chứng:

– Túi mủ phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở quanh răng một răng hoặc nhiều răng, cần phải dẫn lưu ổ mủ.

– Viêm tủy răng ngược dòng do nhiễm trùng từ túi quanh răng lan tới cuống răng vào tủy răng.

– Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương tủy hàm.

5.2. Các thể lâm sàng viêm quanh răng.

– Viêm quanh răng cấp tính ở người trẻ: gặp ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Thường viêm phá tủy (tiêu xương phía hàm ếch) vùng răng số 6 và vùng răng cửa giữa trên rất nhanh, răng lung lay và mất chức ăn nhai. Có thể lan tỏa cả hàm hoặc hai hàm, bệnh tiến triển nhanh, tiêu xương nhanh biến chứng và trong vòng 2 – 5 năm sẽ rụng toàn bộ răng.

– Viêm quanh răng tiến triển nhanh: gặp ở tuổi trưởng thành từ 18 – 30 tuổi, viêm có thể khu trú một vùng hoặc cả hàm, có tiêu xương ngang và sâu, tiến triển nhanh.

– Viêm quanh răng mạn tính: gặp ở tuổi trung niên, tiến triển chậm từng đợt, thời gian dài. Nếu điều trị kịp thời thì còn giữ răng lâu dài.

– Viêm lợi loét hoại tử, viêm quanh răng, thể này nặng, cần điều trị tích cực.

5.3. Khám và lập kế hoạch điều trị

Phần hành chính (túi lợi giả mặc định)

– Phần hỏi bệnh sử và tiền sử: cần hỏi lý do đến khám, các dấu hiệu, các thuốc và phương pháp đã được điều trị, các bệnh toàn thân có liên quan như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tim mạch, bệnh máu… Nữ thì hỏi thêm kinh nguyệt, thai nghén, các thuốc điều trị và có dị ứng với thuốc? tiền sử bản thân, gia đình .

Lâm sàng:

– Khám:

+ Tình trạng răng: sâu, nhổ, hàn, khớp cắn.

+ Tình trạng lợi: viêm, độ co lợi và hở cổ và chân răng. Túi lợi quanh răng sâu mấy mm, vùng nào, răng nào nặng nhất? Có mảng bám quanh răng?

+ Độ lung lay và di lệnh của răng.

Cận lâm sàng: X quang: chụp phim răng trong miệng và toàn cảnh đánh giá mức độ tiêu xương ổ răng và phân loại tiêu xương. Nếu có bệnh toàn thân cần làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh hóa..

Lập kế hoạch điều trị bao gồm: các chỉ định chữa răng sâu, nhổ răng đối với răng không còn chức năng và biến chứng, làm răng và hàm giả phục hồi chức năng ăn nhai; điều trị túi mủ quanh răng. Lấy cao răng, mảng bám. Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng, đặc biệt là chải răng đúng kỹ thuật và xoa nắn lợi.

6. Điều trị bệnh quanh răng

Muốn đạt kết quả tốt cần giải thích cho họ hợp tác với thầy thuốc tốt. Việc điều trị bệnh quanh răng cho đến nay chưa có phương pháp nào là đặc hiệu, mà còn là một phức hợp điều trị bao gồm nhiều phương pháp, theo các bước sau:

Loại trừ các kích thích tại chỗ như: lấy cao răng, mảng bám răng, chất bàn thừa, kênh, sửa lại hàm giả sai kỹ thuật, chữa các răng sâu, nhổ các răng và chân răng sâu mất chức năng và biến chứng, chỉnh sửa khớp cắn sang chấn.

Điều trị viêm lợi, túi mủ quanh răng bằng phương pháp bảo tồn và phẫu thuật, liên kết các răng lung lay.

Phục hồi lại những răng đã mất hàm răng giả. (túi lợi giả bao vùng)

Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đặc biệt là chải răng đúng kỹ thuật. Phương pháp chải răng có hiệu quả nhất hiện nay là dùng bàn chải mềm đặt vào cổ răng chếch phía chân răng một góc 450, chải miết xuống phía mặt thân răng và day day vào các kẽ răng chải đều tịnh tiến từ sau ra trước, chải các mặt trong, ngoài và mặt nhai, thời gian chải khoảng 2 – 3 phút.

Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, hoặc áp xe quanh răng nhiều ổ cần phối hợp thuốc kháng sinh, giảm đau và vitamin. Súc miệng bằng ôxy già 3% pha loãng hoặc dùng dung dịch chlohexidin gluconat 0,12%. Một số tác giả Liên Xô (cũ) còn dùng thuốc chống dị ứng, đưa các loại bột nhão kháng sinh vào túi quang răng, điện di ion liệu pháp các loại men và vitamin, uống Insadol và Protosan..

7. Phòng bệnh quanh răng

Để cho hàm răng luôn khỏe đẹp, thực hiện chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ tốt cần hiểu và biết dự phòng các bệnh viêm lợi và viêm quanh răng.

Trong thời kỳ thai nghén mẹ cần ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển tốt. Trẻ sơ sinh cần được nuôi dưỡng đầy đủ bằng sữa mẹ, có đủ calci giúp cho mầm răng phát triển và mọc thuận lợi. Phòng cho trẻ các bệnh đường mũi họng để khỏi thở bằng mồm ảnh hưởng tới cung răng. Trẻ em học cấp I, cấp II cần được hướng dẫn cách chải răng và giữ vệ sinh răng miệng. Được chữa các răng sâu và nắn chỉnh răng mọc lệch lạc.

Tuổi dậy thì và thanh niên: có sự thay đổi nội tiết tố và phát triển đột biến về thể chất nên dễ bị viêm lợi, cần giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, đặc biệt là chăm sóc răng ở nhà, chữa viêm lợi nếu có, nắn chỉnh răng mọc lệch hay khớp cắn không bình thường như khớp cắn ngược, răng vẩu… khám răng định kỳ 6 tháng một lần.

Tuổi trưởng thành: duy trì việc chăm sóc răng miệng ở nhà. Khám răng miệng định kỳ một năm hai lần. Chữa các răng sâu, chữa viêm lợi, viêm quanh răng kịp thời, chỉnh sửa sang chấn khớp cắn, những răng bị nhổ do sâu răng và viêm quanh răng cần làm răng hàm giả để phục hồi chức năng ăn nhai và giữcho các răng còn lại chắc. Giữ vệ sinh răng miệng tốt và xoa nắn lợi hàng ngày, dùng bàn chải khẽ, chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên răng và kẽ các răng.

By Hà Phương

Với kinh nghiệm trên 7 năm trong lĩnh vực làm đẹp mình tạo nên EzBeauty là website chia sẻ kiến thức và thông tin cho mọi người!