Bản chất của nước thải chế biến cao su là gì? Hệ thống xử lý nước thải cao su phụ thuộc vào những yếu tố nào? Quy trình làm việc ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tiện ích tột bật mà công nghê vi sinh Aquaclean mang lại trong việc xử lý loại nước thải đặc thù này nhé!
1. Tìm hiểu về nước thải chế biến cao su
Để chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì phải thải ra môi trường khoảng 18 m3 nước thải. Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S, CO2, CH4,…
Trong nước thải còn chứa lượng lớn protein hòa tan, acid foocmic (dùng trong đánh đông) và N-NH3 (dùng trong kháng đông), mỡ, các hạt cao su chưa kịp đông tụ trong quá trình đánh đông và nó sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải cao su và gây cản trở quá trình xử lý.Hàm lượng COD trong nước thải có thể lên đến 15.000 mg/l.
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sau:
*Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Nước thải có độ pH khá cao (pH= 9- 11), nồng độ BOD, COD, N rất cao
*Dây chuyền chế biến mủ nước: nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
Đặc điểm của quy trình này là sử dụng mủ nước từ vườn cây có bổ sung amoniac làm chất chống đông và dùng acid để đánh đông nên nước thải ở dây chuyền sản xuất này có BOD, COD, TSS, N rất cao và độ pH thấp.
*Dây chuyền chế biến mủ tạp:
Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.
Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng khác. Do đó, trong quá trình ngâm, rửa mủ, nước thải chứa rất nhiều đất, cát, màu nước thải thường có màu nâu, đỏ. pH nằm trong khoảng 5 – 6.
Nồng độ chất rắn lơ lửng cao và nồng độ COD, BOD thấp hơn nước thải từ dây chuyền chế biến mủ trước.
Tác hại của nước thải cao su tới môi trường
Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh, đồng thời các chất thải trong nước thải làm đục nước, nổi ván lợn cợn, ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Nước thải cao su chưa qua xử lý thường có chứa nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là nồng độ Nitơ và Photpho thường rất cao sẽ làm chết hoặc làm chậm quá trình phát triển của sinh vật dưới nước, ảnh hưởng tới hệ thực vật trong nước.
Vậy làm như thế nào để xử lý nước thải dệt nhuộm, hãy cùng tìm hiểu nhé!
2. Vi sinh xử lý nước thải chế biến cao su bằng sản phẩm vi sinh của công ty Biotech Việt Nam
Sản phẩm Aquaclean ACF-32:
Aquaclean ACF32 chứa đựng một hỗn hợp gồm 32 chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml trong đó có chứa các nhóm sinh vật chính như vi khuẩn hiếu khí/thiếu khí tùy nghi B. subtilis, B.amyloliquifaciens, Bacillus licheniforms, vi khuẩn nitrate hóa Nitrobacter winogradskyi, Nitrosomonas europaea, vi khuẩn quang năng Rhodopseudomonas palustris.
Sản phẩm Aquaclean AD Activator:
Aquaclean™ AD Activator – là công thức dinh dưỡng vi mô và quần thể các vi sinh vật được chọn lọc riêng biệt dưới dạng bột để đẩy mạnh, thiết lập và duy trì quá trình phân giải các chất hưu cơ khó phân hủy trong các thiết bị xử lý nước thải tương xứng. Aquaclean™ AD Activator bao gồm vi khuẩn Bacillus Lichenniforms, Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus subtilis… và vi khuẩn quang năng Rhodopseudomonas palustris với mật độ gấp 10 lần các sản phẩm khác được sản xuất để hỗ trợ quá trình phân giải chất hữu cơ khó phân hủy triệt để nhất trong nước thải.
>>>> Sử dụng kết hợp ACF-32 và AD Activator là giải pháp tối ưu, tiết kiệm, hiệu quả nhất để loại bỏ BOD, COD, TSS đảm bảo nước xả thải đạt Quy chuẩn nước thải cho phép tương ứng.
>>>> ACF-32 và AD Activator được kết hợp sử dụng cho cả cụm sinh học hiếu khí và kỵ khí, tùy thuộc vào từng trường hợp và chức năng để có tỷ lệ ACF-32:AD Activator thích hợp.
Sản phẩm Aquaclean NA Activator:
Aquaclean™ NA Activator – là công thức dinh dưỡng vi mô và quần thể các vi sinh vật khử nitrat hóa được chọn lọc riêng biệt dưới dạng bột để đẩy mạnh, thiết lập và duy trì quá trình khử nitrat hoá trong các thiết bị xử lý nước thải tương xứng. Aquaclean™ NA Activator bao gồm vi khuẩn Bacillus Lichenniforms, Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus subtilis… và vi khuẩn nitrate hóa Nitrobacter winogradskyi, Nitrosodomonas europaea… với mật độ gấp 10 lần các sản phẩm khác được sản xuất để hỗ trợ quá trình khử nitrate triệt để nhất trong nước thải.
Sử dụng kết hợp ACF-32 và NA Activator là giải pháp tối ưu, tiết kiệm, hiệu quả nhất để loại bỏ Nitơ ở dạng NH4+ sang dạng Nitơ phân tử (khí trời), đảm bảo nước xả thải đạt Quy chuẩn nước thải cho phép tương ứng.
Sản phẩm AquaClean OC
AquaClean OC với thành phần chính là các humic hữu cơ tự nhiên, lignin trơ, acid fulvic và các dòng Bacillus chuyên biệt với công dụng:
– Khử mùi hôi trong hệ thống XLNT, hầm tự hoại, bãi rác…
– Hạn chế & điều chỉnh mùi của toàn hệ thống
Sản phẩm BIO FG
Bio FG là chế phẩm vi sinh chuyên biệt xử lý dầu mỡ, tập hợp các chủng Bacillus chuyên dụng được sản xuất theo công nghệ độc quyền tại Mỹ với công dụng:
– Hóa lỏng dầu mỡ, chất béo khó tan
– Phân hủy hiệu quả bẫy mỡ đông cứng
– Kiểm soát mùi nhanh chóng
3. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong xử lý nước thải chế biến cao su
4. Quy trình xử lý nước thải dành cho chế biến cao su
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến cao su bằng sản phẩm vi sinh của công ty Biotech Việt Nam:
A. Xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải cao su
* * Sử dụng kết hợp ACF-32 & AD Activator
Phần hướng dẫn dưới đây được sử dụng cho trường hợp hệ thống đã vận hành, đã có bùn hoạt tính trong bể sinh học và hàm lượng COD, BOD không đạt quy chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT (Trong trường hợp hệ thống của quý vị cần nuôi cấy mới hoàn toàn để xử lý Nitơ, vui lòng liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được tư vấn cụ thể và chi tiết)
– Vi sinh cấp vào hệ thống xử lý nước thải luôn được sục khí trước 1-2 ngày
– Cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động bình thường
– Tuần hoàn 100% lượng bùn từ bể lắng về bể aeroten
Tuần 1: Cho hỗn hợp vi sinh Aquaclean ACF32 và AD Activator theo đúng tỷ lệ theo liều khởi động đã sục khí vào đầu vào hoặc đổ đều xung quanh các bể sinh học hiếu khí và kỵ khí để vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối. Theo dõi và bổ sung chất dinh dưỡng C:N:P cho vi sinh theo tỷ lệ 100:5:1. Nếu hệ thống có lưu lượng trên 100 m3/ngày đêm, nên chia khối lượng vi sinh thành 2-4 phần, sục khí và bổ sung vào bể hiếu khí 2-3 lần/tuần.
Tuần 2-3-4 : Cho hỗn hợp vi sinh Aquaclean ACF32 và AD Activator theo đúng tỷ lệ theo liều duy trì đã sục khí vào đầu vào hoặc đổ đều xung quanh bể hiếu khí và kỵ khí để bổ sung vi sinh xử lý BOD, COD. Theo dõi và bổ sung chất dinh dưỡng C:N:P cho vi sinh theo tỷ lệ 100:5:1. Nếu hệ thống có lưu lượng trên 100 m3/ngày đêm, nên chia khối lượng vi sinh thành 2-3 phần, sục khí và bổ sung vào bể hiếu khí 2-3 lần/tuần.
– Trong quá trình vận hành, mỗi ngày theo dõi lượng bùn lắng sau 30p. Và quan sát tỷ lệ bùn lắng và nước lắng sao cho bùn lắng từ 25-30%.
– Nên bổ sung liều duy trì cho những tháng kế tiếp với liều duy trì của tuần 2-3-4 với tần suất 1 tuần/lần.
B. Xử lý Nitơ cho nước thải cao su
* * Sử dụng kết hợp ACF-32 & NA Activator
Phần hướng dẫn dưới đây được sử dụng cho trường hợp hệ thống xử lý đã vận hành, đã có bùn hoạt tính trong các bể sinh học và hàm lượng Tổng Nitơ không đạt Quy chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT (Trong trường hợp hệ thống của quý vị cần nuôi cấy mới hoàn toàn để xử lý Nitơ, vui lòng liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được tư vấn cụ thể và chi tiết)
– Vi sinh cấp vào hệ thống xử lý nước thải luôn được sục khí trước 1-2 ngày
– Cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động bình thường
– Tăng lượng nước tuần hoàn từ bể aeroten về bể anoxic lên 100 – 150 %
– Tuần hoàn 100% lượng bùn từ bể lắng về bể aeroten
Tuần 1: Cho hỗn hợp vi sinh Aquaclean ACF32 và NA Activator theo liều khởi động đã sục khí vào đầu vào hoặc đổ đều xung quanh bể hiếu khí để vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối. Theo dõi và bổ sung chất dinh dưỡng C:N:P cho vi sinh theo tỷ lệ 100:5:1. Nếu hệ thống có lưu lượng trên 100 m3/ngày đêm, nên chia khối lượng vi sinh thành 2-3 phần, sục khí và bổ sung vào bể hiếu khí 2-3 lần/tuần.
Tuần 2-3-4 : Cho hỗn hợp vi sinh Aquaclean ACF32 và NA Activator theo liều duy trì đã sục khí vào đầu vào hoặc đổ đều xung quanh bể hiếu khí để bổ sung vi sinh xử lý Nito. Theo dõi và bổ sung chất dinh dưỡng C:N:P cho vi sinh theo tỷ lệ 100:5:1. Nếu hệ thống có lưu lượng trên 100 m3/ngày đêm, nên chia khối lượng vi sinh thành 2-3 phần, sục khí và bổ sung vào bể hiếu khí 2-3 lần/tuần.
– Trong quá trình nuôi cấy, mỗi ngày theo dõi lượng bùn lắng sau 30p. Và quan sát tỷ lệ bùn lắng và nước lắng sao cho bùn lắng từ 25-30%.
– Nên bổ sung liều duy trì cho những tháng kế tiếp với liều duy trì của tuần 2-3-4 với tần suất 1 tuần/lần.
C. Xử lý mùi hôi cho nước thải cao su
* * Sử dụng AquaClean OC
Sơ đồ quy trình phun xịt
Định mức sử dụng chế phẩm AQUACLEAN™ OC:
– Pha sản phẩm AQUACLEAN™ OC với nước sạch không chứa clo hoặc Javen theo tỉ lệ 1:100 hoặc 1:200.
– AQUACLEAN™ OC sau khi pha loãng theo quy định theo định mức, cứ 1 lít dung dịch đã pha loãng, phun trực tiếp cho 2-3 m2 diện tích bề mặt (khu vực phát sinh mùi)
– Vậy thì cứ 100 m2 sẽ sử dụng hết 1-2 lít AQUACLEAN™ OC như bảng sau:
Hướng dẫn phun xịt
Thiết bị sử dụng: Hệ thống phun xịt tạo các hạt nước kích thước nhỏ (phun vòi cố định và vòi phun di động).
Để dễ sử dụng, có thể chia lượng dùng vi sinh thành 2 lần/ ngày như sau:
+ 12h trưa
+ 18h tối
Ghi chú:
– Định mức xử lý có thể thay đổi theo mùi hôi thực tế và thay đổi theo mùa xử lý (mùa mưa, mùa nắng…)
– Với lượng chế phẩm sử dụng như trên nhưng nếu có mùi hôi phát sinh ở vị trí nào thì phun chế phẩm ngay tại vị trí đó để dập tắt mùi hôi tức thì.
Khuyến cáo: Không dùng chung sản phẩm khử mùi này với bất kỳ hóa chất nào gây ảnh hưởng đến quá trình khử mùi của vi sinh AQUACLEAN™ OC làm giảm hiệu quả khử mùi
Lưu ý:
- Nhân viên nên chuẩn bị bao tay, khẩu trang cho công tác pha vi sinh
- Lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng
- Lượng vi sinh sau khi đã pha có thể để qua được ngày hôm sau
- Cho tỷ lệ nước cần pha loãng vào trước và cho sản phẩm khử mùi vào sau
- Tránh phun trực tiếp sản phẩm khử mùi vào con người
- Duy trì lượng vi sinh để phun khử mùi và hạn chế côn trùng phát sinh
- Tránh tiếp xúc quá mức với da, rửa tay sau sử dụng, có thể gây kích thích mắt, rửa bằng nước, không được uống.
- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát.
*****Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su cần kiểm soát chặt chẽ quá trình các quá trình xử lý hóa lý và thông số nước thải vi sinh tại bể sinh học, nhằm giúp hệ thống hoạt động ổn định. Ngoài ra, việc ý thức tốt trong quá trình vận hành kiểm soát hệ thống xử lý nước thải là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động đảm bảo chất lượng, phát hiện và xử lý những sự cố kịp thời, giúp cho quá trình hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả.
Khi quý doanh nghiệp có mong muốn sử dụng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi ý kiến thắc mắc có thể liên hệ Hotline: 0914.812.442