điều trị dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, điều trị dày sừng nang lông đúng cách sẽ giúp phòng tránh những vài biến chứng sau này. EzBeauty sẽ mang đến thông tin cần thiết cách điều trị dày sừng nang lông. Cùng xem thử nhé!

Dày sừng nang lông là gì?

Dieu-tri-day-sung-nang-long
Hình ảnh bệnh dày sừng nang lông

Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh dày sừng nang lông có những biểu hiện đặc trưng: Các nốt sừng ở nang lông, tạo nên các sẩn nhô lên da, làm da khô, sần sùi.

Dày sừng nang lông không phải bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang yếu tố di truyền. 50% bố hoặc mẹ mắc bệnh thì con có thể bị. Vì thế, người đang mắc căn bệnh này có thể là do người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh.

Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng xấu tới vẻ ngoài và làm cho người bệnh tự ti, ngại giao tiếp với người khác. Vì vậy, để điều trị dày sừng nang lông cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần có những giải pháp hiệu quả.

Cách điều trị dày sừng nang lông

Điều trị bằng thuốc, kem bôi

Điều trị dày sừng nang lông bằng thuốc hoặc kem bôi được khá nhiều người sử dụng do tác dụng nhanh, tiện ích khi sử dụng. Khi điều trị dày sừng nang lông, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc, kem bôi sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Làm mềm da, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da.
  • Kem bôi ngừa tắc lỗ chân lông: Một số sản phẩm: Retin – A, Renova, Avita, Avage,…dùng trong liệu trình ngắn để tránh gây kích ứng hay khô da.
  • Kem bôi loại bỏ các tế bào chết: Là kem chứa acid lactic, acid salicylic, alpha hydroxy acid,… giúp loại bỏ tế bào chết. Hơn nữa, còn có tác dụng cấp ẩm và làm mềm da.
  • Thuốc bôi corticoid: Sử dụng thuốc bôi corticoid loại nhẹ đến trung bình để cải thiện các vết sần, đồng thời giúp giảm đỏ. Tuy nhiên chỉ được chỉ nên dùng ngắn hạn.

Để có hiệu quả nhất khi sử dụng thuốc điều trị dày sừng nang lông thì cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tạm ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Điều trị dày sừng nang lông bằng thuốc Đông y

Dieu-tri-day-sung-nang-long

Ngoài cách điều trị dày sừng nang lông bằng thuốc Tây, phương pháp điều trị bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền cũng được nhiều người sử dụng. Dưới đây là vài bài thuốc cụ thể:

  • Bài thuốc 1: Hoàng kỳ, kim ngân mỗi vị 15g; nhân sâm, phổ phục linh, đương quy và cam thảo mỗi vị 10g; trần bì 5g. Đun sôi với 3 chén đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén. Uống để trị dày sừng nang lông.
  • Bài thuốc 2: 300g vỏ rễ tươi cây keo ù, 1 nhúm nhỏ trà khô và 9 lát gừng tươi. Cho tất cả vào nồi đất với 3 chén nước, tiến hành đun sôi còn khoảng 1 chén. Dùng thuốc khi còn đang nóng.
Xem thêm:  [REVIEW] Bộ trị mụn và ngăn ngừa mụn La Roche Posay

Điều trị trong thời gian dài sẽ giúp loại bỏ các mảng sần sùi, bong tróc và triệu chứng ngứa ngáy nếu có. Cách này còn giúp phòng bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y tác dụng khá chậm nên cần kiên trì làm liên tục.

Tắm rửa sạch sẽ

Không nên xem nhẹ việc tắm rửa hay vệ sinh cá nhân mỗi ngày, đây cũng là cách điều trị dày sừng nang lông hữu hiệu tại nhà.

Dieu-tri-day-sung-nang-long

Với dày sừn nang lông, tắm nước ấm hoặc nước mát là ổn nhất, tuyệt đối không dùng nước nóng để da không bị khô rát khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hiện tại có sản phẩm sữa tắm dành riêng cho da bị dày sừng nang lông, chứa thành phần làm loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, hạn chế tình trạng tắc lỗ chân lông và làm mềm da.

Trong khi tắm cần hạn chế cọ hay gãi mạnh. Việc này sẽ khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện cho các tác nhân viêm nhiễm xâm nhập. Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát, chất liệu thấm hút để tránh tình trạng bí bách.

Tẩy da chết thường xuyên

Dieu-tri-day-sung-nang-long

Để có làn da khỏe và loại bỏ lớp da sần sùi, da bị bong tróc do bị dày sừng nang lông, tẩy tế bào chết là việc không thể bỏ qua. Khi điều trị dày sừng nang lông, bạn nên tẩy tế bào chết khoảng 2 – 3 lần/ tuần, có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên như bã cà phê, muối biển hoặc các sản phẩm chuyên dụng.

Có chế độ ăn khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ làm giảm mức độ viêm nhiễm và tốc độ tái tạo làn da mới tăng.

Uống đủ nước từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày để giữ cân bằng cơ thể, giữ ẩm cho da. Bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước ép từ rau xanh, hoa quả. Trong thời gian điều trị dày sừng nang lông tránh ăn thịt bò, rau muống, đậu phộng,…

Khi nào cần đến bác sĩ da liễu khi bị dày sừng nang lông?

Dieu-tri-day-sung-nang-long

Dày sừng nang lông có thể đỡ sau khi được điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nhưng vẫn có trường hợp chuyển biến nặng, nên tìm gặp bác sĩ da liễu khi trên da xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Sau 3 – 5 ngày điều trị không  thấy dấu hiệu thuyên giảm.
  • Vùng da bị tổn thương bị sưng tấy, đỏ, và có cảm giác hơi nóng.
  • Da nhiễm trùng nặng, phát triển thành mụn nhọt.
  • Tái phát nhiều lần.

Phía trên là những thông tin về dày sừng nang lông mà EzBeauty chia sẻ, mong bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho làn da của bạn để tự tin hơn nhé.

Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Lượt bình luận
Phản hồi trong bài viết
Xem tất cả bình luận